Nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ? Đặc điểm phát sinh nghĩa vụ trong quan cấp dưỡng giữa con đối với cha mẹ?
Pháp luật quy định nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ quy định này có ý nghĩa để thực hiện trách nhiệm của các thành viên trong gia đình với nhau, thông qua nghĩa vụ cấp dưỡng có thể gắn kết gia đình, Cấp dưỡng dược thể hiện dưới nhiều hình thức có thể là cấp dưỡng cha mẹ bằng tiền hoặc chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau già yếu. Vậy nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Nếu trong các trường hợp vi phạm nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ thì bị xử lý như thế nào? Dưới đây công ty Luật Dương Gia chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ
Tóm tắt câu hỏi:
Ba tôi li hôn mẹ tôi đã 10 năm. Ông không chăm sóc nuôi dưỡng tôi, vô trách nhiệm. Tôi đang chung sống với mẹ và được hưởng thừa kế ngôi nhà từ tài sản riêng của mẹ. Nay ông quay về mẹ và tôi không đồng ý nhưng công an phường giải quyết buộc tôi và mẹ phải chấp nhận vì luật con không được bạc đãi cha mẹ. Tôi không biết phải làm sao vì hai người đã li hôn không thể sống chung nhà. Tôi xin luật sư tư vấn giúp tôi. Cám ơn
Luật sư tư vấn:
Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con như sau:
– Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ như sau: Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Mặt khác, khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Như vậy, theo quy định trên mặc dù cha mẹ bạn đã ly hôn từ mười năm trước nhưng mối quan hệ cha con giữa bạn và cha bạn không chấm dứt. Do đó mặc dù từ thời điểm cha mẹ bạn ly hôn, cha bạn không chăm sóc cũng như không cấp dưỡng cho bạn thì nay bạn vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng đối với cha mình, đặc biệt nếu lúc cha bạn cao tuổi, ốm đâu, bệnh tật, không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để nuôi sống bản thân.
Nếu bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha bạn thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức xử phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Nếu bạn từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành này mà còn vi phạm thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội từ chối hoặc trố tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 cụ thể”
” Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Nay bố bạn quay về và muốn ở cùng mẹ bạn và bạn trên cùng ngôi nhà, ngôi nhà này là tài sản riêng của mẹ bạn thì mẹ bạn có quyền từ chối không cho bố bạn ở cùng. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa bạn và bố bạn thì bạn vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng.
2. Đặc điểm phát sinh nghĩa vụ trong quan cấp dưỡng giữa con đối với cha mẹ
Theo quy định của pháp luật đề ra chúng ta có thể thấy quan hệ cấp dưỡng tồn tại giữa hai chủ thể gồm một bên là người có nghĩa vụ cấp dưỡng và một bên là người nhận cấp dưỡng người chưa thành niên và người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của
Đầu tiên khi nhắc tới nghĩa vụ cấp dưỡng chúng ta thấy nó chỉ phát sinh giữa các chủ thể trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Như vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã nêu cụ thể như sau
“Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này”.
Như vậy các chủ thể như trên có thể là thành viên trong gia đình hoặc không phải là thành viên trong gia đình nhưng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo đúng quy định.
Quan hệ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật không chỉ là quan hệ nhân thân mà còn mang tính tài sản và quan hệ cấp dưỡng không mang tính đền bù ngang giá. Theo quy định thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho người được cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng, luôn có sự chuyển giao một phần lợi ích nhất định từ phía người cấp dưỡng sang người được cấp dưỡng. Khi bên có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, không thể thực hiện việc cấp dưỡng thì tuy nghĩa vụ cấp dưỡng chưa chấm dứt theo quy định của pháp luật.
Mặt khác thì nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác bởi mục đích của nghĩa vụ cấp dưỡng là của các thành viên trong gia đình và bởi sự gắn kết của họ nên việc chuyển giao cho người khác là không hợp lý. Bên có nghĩa vụ cấp dưỡng không thể cam kết sẽ dùng nghĩa vụ khác để thay thế, bù trừ nghĩa vụ cấp dưỡng như là bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ cấp dưỡng này cũng không thể sử dụng làm cơ sở đảm bảo cho những nghĩa vụ khác, bên cạnh đó thì các chủ thể có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng không thể chuyển giao nghĩa vụ cấp dưỡng cho bất cứ ai. Có thể coi đây là đặc trưng xuất phát từ tính chất của quyền nhân thân “…là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy từ trên đã nêu chúng ta có thể đưa ra kết luận đó là quan hệ giữa con với cha, mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra đối với con đã thành niên và không sống chung với cha, mẹ. Bên cạnh đó điều kiện đối với bên được nhận cấp dưỡng là cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Tuy nhiên, nghĩa vụ này chỉ đặt ra khi con có khả năng về kinh tế, đủ đảm bảo được cuộc sống của chính mình; do đó, về nguyên tắc, nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ chỉ đặt ra đối với con đã thành niên. Tuy nhiên, Luật HN và GĐ năm 2014 cũng quy định “con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập” (khoản 2 Điều 75). Trên thực tế có nhiều trường hợp cha, mẹ túng thiếu, không có khả năng lao động và không có đủ tài sản để tự nuôi mình mà người con đã từ 15 tuổi trở lên có tài sản riêng nhưng không sống chung với cha, mẹ nên theo đó chúng tôi cho rằng pháp luật cần quy định trong trường hợp này, con cũng có nghĩa vụ đóng góp vào nhu cầu sống thiết yếu của cha, mẹ, nhằm mục đích đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ hơn giữa các điều luật, đồng thời ràng buộc hơn trách nhiệm của con đối với cha, mẹ.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ” và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.