Đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung là gì? Đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung để làm gì? Đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung 2021? Hướng dẫn soạn thảo đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung? Một số quy định về dăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung?
Việt Nam ta là nước đa tôn giáo, tín ngưỡng. Hằng năm nước ta diễn ra rất nhiều các hoạt động tín ngưỡng hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung. Những hoạt động tín ngưỡng có tổ chức, thể hiện sự tôn thờ, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng đối với việc thờ cúng tổ tiên.Luật Dương Gia xin được chia sẻ tới các bạn mẫu đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
– Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).
– Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
– Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
– Quyết định số 199/QĐ-BNV ngày 31/01/2018 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi chức năng của Bộ Nội vụ
– Quyết định số 06/2018/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Nam
1. Đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung là gì?
Đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung là mẫu văn bản được lập ra bởi cơ sở tín ngưỡng gửi tới Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi diễn ra hoạt động tín ngưỡng để đăng ký hoạt động tín ngưỡng hàng năm và hoạt động tín ngưỡng bổ sung. Mẫu đơn nêu rõ thông tin người làm đơn, nội dung đề nghị…
2. Đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung để làm gì?
Đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung được cơ sở tín ngưỡng sử dụng để gửi tới Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi diễn ra hoạt động tín ngưỡng để đăng ký hoạt động tín ngưỡng hàng năm và hoạt động tín ngưỡng bổ sung.
3. Mẫu đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…(1)…, ngày…tháng…năm…
ĐĂNG KÝ
Hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung
Kính gửi: …(2)…
Tên cơ sở tín ngưỡng (chữ in hoa): ….
Địa chỉ: …
Người đại diện (3):
Họ và tên: … Năm sinh: …
Số CMND/Số hộ chiếu/Số định danh cá nhân: …
Ngày cấp: …Nơi cấp: …
Đăng ký hoạt động tín ngưỡng …(4)… với các nội dung sau:
TT | Tên hoạt động tín ngưỡng | Nội dung | Quy mô | Thời gian | Địa điểm | Ghi chú |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
… | ||||||
N |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN (3)
(Ký, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung:
-Điền đầy đủ các thông tin của cơ sở tín ngưỡng
-Nêu rõ tên lễ hội, nguồn gốc lịch sử, phạm vi tổ chức, nội dung lễ hội, thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức
(1) Địa danh nơi có cơ sở tín ngưỡng.
(2) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng.
(3) Trường hợp cơ sở tín ngưỡng có ban quản lý thì người thay mặt ban quản lý ký bản đăng ký.
(4) Hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung.
5. Một số quy định về đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng quy đinh tại Điều 10 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 thì:
-Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngoài ra trong quá trình tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường không được lợi dụng việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân sau khi kết thúc hoạt động tín ngưỡng
Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng quy đinh tại Điều 11 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 cần có những trách nhiệm là:
Thứ nhất, Cơ sở tín ngưỡng phải có người đại diện hoặc ban quản lý để đảm bảo việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động diễn ra tại cơ sở tín ngưỡng trong trường hợp gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc một số ảnh hưởng khác trái với quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, Người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong cộng đồng dân cư.
Thứ ba, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức để cộng đồng dân cư bầu, cử người đại diện hoặc thành viên ban quản lý. Căn cứ kết quả bầu, cử và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản công nhận người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bầu, cử.
Thứ tư, Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đã được xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Thứ năm, Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý nhà thờ dòng họ không phải thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức để cộng đồng dân cư bầu, cử người đại diện hoặc thành viên ban quản lý. Căn cứ kết quả bầu, cử và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản công nhận người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bầu, cử.
Đăng ký hoạt động tín ngưỡng quy đinh tại Điều 11 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 quy định như sau:
-Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.
-Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
-Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng.
Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ
Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm
-Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là huyện);
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).
Văn bản thông báo nêu rõ tên lễ hội tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong lễ hội.
Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ tại cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. (Điều 13 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016)
Trước khi tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục sau thời gian gián đoạn hoặc lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian, địa điểm thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, nội dung lễ hội hoặc nội dung thay đổi so với trước, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong lễ hội.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.(quy đinh tại Điều 14 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 Tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi)
Như vậy, Quản lý, sử dụng khoản thu từ việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch khoản thu từ việc tổ chức lễ hội. Trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về khoản thu, mục đích sử dụng khoản thu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 .