Tư vấn khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do bị người khác đâm xe. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tư vấn khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do bị người khác đâm xe. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Ngày 12/6, tôi điều khiển xe máy rồi xi nhan, xin rẽ trái. Đi phía sau tôi có một ô tô và một xe máy khác thấy vậy nên họ giảm tốc độ. Không ngờ chaỵ phía sau hai xe đó lại có xe máy khác cùng chiều vượt lên với tốc độ cao nên đã đâm vào xe máy của tôi. Kết quả là cả 2 phương tiện bị hư hỏng, tôi thì bị gãy chân và được đưa vào viện cấp cứu hơn 1 tháng tôi được ra viện và về nhà điều trị hơn 3 tháng nay vẫn chưa đi lại được bình thường. Phía bên kia bị xây xát nhẹ nên không phải nhập viện. Sau khi xảy ra tai nạn, phía bên kia không thăm hỏi gì tôi, khi gia đình tôi gọi điện thì họ có đưa cho tôi 2.000.000 đồng, gỗ trợ cho đến nay, họ đã bỏ trốn, tôi không liên lạc được. Phương tiện hai bên vẫn bị công an tạm giữ. Vậy theo luật sư, tôi nên làm gì? Tôi có được quyền yêu cầu bồi thường và mức độ bồi thường như thế nào? Các thủ tục tôi cần làm là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn! ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Căn cứ Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
"Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó."
Như vậy, căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005 đó là có hành vi gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hay tài sản cho người khác. Trong trường hợp của bạn, theo như thông tin bạn cung cấp thì lỗi sai thuộc về người đi xe máy phái sau do không kiểm soát được tốc độ khi vượt lên và đâm vào bạn. Tuy nhiên, việc xác định lỗi sai cũng như hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan cảnh sát giao thông. Do đó, để kết luận chính xác người này có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005 hay không thì phải căn cứ vào kết luận điều cơ của cơ quan cảnh sát điều tra.
– Trong trường hợp kết luận điều tra của cơ quan có thẩm quyền khẳng định người đi xe máy phía sau có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông gây ra thiệt hại về sức khoẻ và tài sản cho bạn thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi đó, mức bồi thường được xác định theo quy định tại Điều 608 và Điều 609 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
"Điều 608. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: 1900.6568
"Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn có thể trực tiếp đến cơ quan công an có thẩm quyền giải quyết vụ việc của bạn để làm việc về vấn đề này, yêu cầu thông báo kết luận điều tra cũng như giải quyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật. Đối với việc yêu cầu đòi bồi thườn thiệt hại từ phía bên đâm xe vào bạn, sau khi có kết luận từ phía cơ quan công an, nếu lỗi sai thuộc về bên kia, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.