Quy định về cán bộ công đoàn? Thủ tục xin rút khỏi, xin thôi tham gia tổ chức công đoàn?
Trong xã hội từ xưa đến nay đã phân sẵn giai cấp, những người lao động, làm thuê cho những người sử dụng lao động là giai cấp công nhân. Theo quy định của pháp luật thì giai cấp công nhân, hiện nay vẫn gọi là người lao động sẽ có một tổ chức chính trị đứng đầu và thay mặt gia cấp công nhân lên tiếng và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân, tổ chức này được gọi là công đoàn.
Công đoàn bao gồm các chức vụ như chủ tịch công đoàn, cán bộ công đoàn, thành viên công đoàn…các thành phần công đoàn cùng thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn để xây dựng và phát triển công đoàn. Nếu cán bộ công đoàn, thành viên công đoàn muốn rút khỏi công đoàn cần phải xin rút khỏi tổ chức công đoàn. Vậy pháp luật nước ta quy định cụ thể về thủ tục xin rút khỏi, xin thôi tham gia tổ chức công đoàn như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thuế nói chung và thuế mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá phải chịu nói riêng.
Luật sư
1. Quy định về cán bộ công đoàn?
Điều lệ công đoàn khóa 12 năm 2018: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, do người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh; phát huy truyền thống đoàn kết quốc tế, vì hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.”
Như vậy, công đoàn với trai trò được pháp luật quy định là tổ chức đại diện và lãnh đạo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, thay mặt người lao động giải quyết các vấn đề trong phạm vi thẩm quyền cho phép, thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn được giao và đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động.
Theo Điều lệ công đoàn khóa 12 năm 2018 thì Cán bộ công đoàn thuộc công đoàn, là người đảm nhiệm các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị công đoàn. Cán bộ công đoàn được cấp có thẩm quyền chỉ định, công nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
Cán bộ công đoàn được phân thành cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách.
Theo đó Cán bộ công đoàn chuyên trách là thành viên công đoàn người được cấp có thẩm quyền chỉ định, tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được đại hội, hội nghị công đoàn các cấp bầu ra để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn, thực hiện các nhiệm vụ của chủ tịch công đoàn đưa ra.
Bên cạnh Cán bộ công đoàn chuyên trách là Cán bộ công đoàn không chuyên trách, những người này làm việc kiêm nhiệm, do thành viên công đoàn tín nhiệm bầu và được cấp có thẩm quyền của công đoàn công nhận hoặc chỉ định vào các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên. Cán bộ công đoàn không chuyên trách sẽ vừa thực hiện các nhiệm vụ đối với chức danh của mình trong cơ quan vừa thực hiện các nhiệm vụ kiêm nhiệm do chủ tịch công đoàn giao phó. Cán bộ công đoàn không chuyên trách vẫn phải chịu trách nhiệm đối với những hành vi mà mình thực hiện.
– Nhiệm vụ của cán bộ công đoàn được quy định cụ thể tại Điều 5 Điều lệ công đoàn khóa 12 năm 2018
Theo đó cán bộ công đoàn là chức vụ liên hệ mật thiết với đoàn viên và người lao động; trong quá trình làm việc, cán bộ công đoàn lắng nghe ý kiến, kiến nghị của đoàn viên và người lao động để giải quyết hoặc báo cáo, phản ánh kịp thời với người có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Cán bộ công đoàn như một cầu nối giữa thành viên công đoàn và người có thẩm quyền trong công đoàn, đại diện thành viên công đoàn phát ngôn và truyền đạt ý kiến đến người có thẩm quyền trong công đoàn.
Cán bộ công đoàn là người đại diện người lao động, thành viên công đoàn trong các cuộc đối thoại, thương lượng tập thể diễn ra theo quy định của pháp luật.
Để làm tròn nhiệm vụ của mình, cán bộ công đoàn phải làm tốt các công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời chấp hành các nội quy, quy chế của đơn vị; tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ.
Là người thay mặt thành viên công đoàn phát ngôn và thể hiện ý kiến thì cán bộ công đoàn cần nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên và người lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trách nhiệm phát triển của mỗi cá nhân là trách nhiệm bắt buộc, các cá nhân tham gia vào các tổ chức đề có nghĩa vụ phát triển và xây dựng tổ chức, cán bộ công đoàn cũng không ngoại lệ, trách nhiệm của bộ phận này là phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. Công đoàn lấy các chủ trương, chính sách của Đảng làm đường lối, do đó cán bộ công đoàn cần đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn các cấp, cũng như thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức công đoàn phân công.
– Quyền hạn của cán bộ công đoàn được quy định cụ thể tại Điều 5 Điều lệ công đoàn khóa 12 năm 2018:
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên thì cán bộ công đoàn sẽ được trao các quyền tương ứng trong quá trình hoạt động, cụ thể cán bộ công đoàn sẽ là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động. Các quyền được trao này nhằm giúp cán bộ công đoàn thực hiện tốt những vấn đề trong quá trình công tác, xử lý tốt những tình huống xảy ra, do đó cán bộ công đoàn thực hiện các quyền của cán bộ công đoàn theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Không chỉ mỗi cán bộ công đoàn mà các thành viên công đoàn cũng được pháp luật bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, cán bộ công đoàn còn được tổ chức công đoàn bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các cấp trên của cán bộ công đoàn sẽ tạo điều kiện hết sức có thể và định hướng, hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác công đoàn cho cán bộ công đoàn.
Cán bộ công đoàn trong thời gian đảm nhiệm chức vụ sẽ được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn. Trường hợp cán bộ công đoàn không được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn thì có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
2. Thủ tục xin rút khỏi, xin thôi tham gia tổ chức công đoàn
Căn cứ Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2018 quy định như sau:
“Điều 1. Đối tượng và điều kiện kết nạp, công nhận đoàn viên Công đoàn Việt Nam
Theo quy định trên, việc tham gia hay xin thôi tham gia tổ chức Công đoàn hoàn toàn theo ý chí của người lao động, không có sự ép buộc đối với người lao động.
Khoản 3 Điều 2 Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2018 quy định: “3. Khi đoàn viên xin thôi tham gia Công đoàn thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên xóa tên và thu lại thẻ đoàn viên”.
Như vậy, với quy định này, thành viên công đoàn, cán bộ công đoàn có thể xin thôi tham gia tổ chức Công đoàn ở đơn vị. Thành viên công đoàn, cán bộ công đoàn chỉ cần
Hiện nay, Quy định 181-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên không có quy định về việc xử lý kỷ luật đối với Đảng viên không tham gia tổ chức công đoàn. Khi ra khỏi tổ chức công đoàn cũng không ảnh hưởng đến việc xếp loại viên chức.