Khái quát về nhà thầu? Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư theo Luật đấu thầu? Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Trong hoạt động đấu thầu, nhà thầu, nhà đầu tư có những trách nhiệm để thực hiện các công việc nhất định theo quy định tại
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát về nhà thầu:
Bản chất của hoạt động đấu thầu chính là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để được thực hiện một công việc hay một yêu cầu nào đó. Mục tiêu của nhà thầu khi tham gia đấu thầu là để giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
Nhà thầu được định nghĩa là một tổ chức/đơn vị có đầy đủ năng lực để xây dựng công trình cho các chủ đầu tư. Họ sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư và thầu toàn bộ các công việc, dự án liên quan đến công trình ấy.
Trách nhiệm của của nhà thầu là cần phải hoàn thành những trọng trách cơ bản được nêu dưới đây:
– Nhà thầu có trách nhiệm bảo đảm chất lượng từng hạng mục của công trình.
– Nhà thầu có trách nhiệm ung cấp các loại vật tư và lượng nhân công cho công trình.
– Nhà thầu có trách nhiệm ý hợp đồng giao khoán với nhà thầu phụ đồng thời chịu toàn bộ trách nhiệm khi xảy ra các sự cố liên quan đến thầu phụ.
– Nhà thầu có trách nhiệm quản lý các loại phương tiện, thiết bị, biện pháp thi công được sử dụng trong quá trình thi công.
Vai trò của hoạt động đấu thầu đối với nhà thầu:
Tham dự đấu thầu và hướng tới mục tiêu thắng thầu, các nhà thầu phải tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện.
– Nhờ nguyên tắc công khai và bình đẳng trong đấu thầu mà các nhà thầu dù lớn hay bé cũng sẽ được cạnh tranh bình đẳng trên thương trường, các nhà thầu phải phát huy tối đa tính chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham dự đấu thầu và kí kết hợp đồng (khi trúng thầu) từ đó đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển sản xuất và nền kinh tế quốc gia.
– Nhờ hoạt động đấu thầu, các nhà thầu phải đầu tư có trọng điểm nhằm mục đích để nâng cao năng lực công nghệ và kỹ thuật của mình. Cũng thông qua đó sẽ nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong tham gia đấu thầu.
– Để các nhà thầu có thể đạt mục tiêu thắng thầu, các công ty xây lắp phải tự hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong tham gia đấu thầu và thực hiện công trình đã thắng thầu.
– Thông qua phương thức đấu thầu, các công ty xây lắp sẽ tự ý thức được việc nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí kinh doanh, quản lý tài chính, thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế khi giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận.
Như vậy, hoạt động đấu thầu có những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với các nhà thầu. Việc tham gia hoạt động đấu thầu vừa mang lại nguồn lợi kinh tế lại vừa góp phần nâng cao uy tín của nhà thầu.
2. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư theo Luật đấu thầu:
Căn cứ theo Điều 77 Luật Đấu thầu 2013 quy định trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư có nội dung cụ thể như sau:
– Nhà thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Trong hoạt động đấu thầu, các loại hồ sơ có vai trò rất quan trọng để làm rõ gói thầu. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là một trong những yếu tố căn bản quyết định chất lượng và hiệu quả của gói thầu. Vì vậy, công việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cần được đặc biệt quan trọng. Chính vì thế, nếu có gì thắc mắc thì nhà thầu, nhà đầu tư tham gia gói thầu có trách nhiệm yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo đúng quy định pháp luật.
– Nhà thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).
Theo quy định của pháp luật, ta có thể thấy nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.
Cũng theo quy định của pháp luật nhà thầu phụ sẽ được ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc được nêu trong hồ sơ dự thầu được xác định là những nhà thầu nằm trong danh sách nhà thầu phụ nêu tại phần điều kiện cụ thể của hợp đồng nằm trong hồ sơ dự thầu. Và việc thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký và cam kết với nhà thầu phụ là trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư.
– Nhà thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quá trình tham dự thầu.
Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo là các quyền cơ bản được pháp luật công nhận của các tổ chức, cá nhân. Việc đấu thầu được tổ chức dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng, nên nếu trong quá trình đấu thầu có các hành vì sai phạm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà thầu, nhà đầu tư thì các chủ thể này sẽ có trách nhiệm kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quá trình tham dự thầu.
– Nhà thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.
Các quy định của pháp luật về đấu thầu cần được các nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ thực hiện và được đảm bảo bằng quyền lực của Nhà nước. Nếu các chủ thể có hành vi sai phạm thì tuỳ theo mức độ và tính chất sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
– Nhà thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham dự thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
Như đã đề cập ở trên, hoạt động đấu thầu được tổ chức dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng nên các nhà thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham dự thầu. Không những thế, dù kiến nghị, khiếu nại, tố cáo là một quyền cơ bản được pháp luật công nhận của các tổ chức hay cá nhân nhưng các chủ thể cũng không thể sử dụng bừa bãi để gây ra những thiệt hại cho các chủ thể khác.
– Nhà thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
Trong quá trình tham gia đấu thầu, nếu nhà thầu, nhà đầu tư gây ra những hành vi sai phạm, gây thiệt hại cho người khác thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra. Đây cũng là một quy định được ban hành để đảm bảo tính công bằng, minh bạch của hoạt động đấu thầu.
– Nhà thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều 77 Luật Đấu thầu 2013 theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
Trong quá trình tham gia đấu thầu, các nhà thầu, nhà đầu tư còn có trách nhiệm cần phải cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định cụ thể của pháp luật theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
– Nhà thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật Đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài việc phải thực hiện các yêu cầu cụ thể của Luật Đấu thầu 2013 thì các nhà thầu, nhà đầu tư còn có trách nhiệm cần phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:
Hiểu một cách đơn giản thì đấu thầu qua mạng là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích thống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng. Ngoài các trách nhiệm được quy định tại Điều 77 của Luật đấu thầu, Điều 80 Luật đấu thầu quy định rằng nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn có trách nhiệm cụ thể sau đây:
“Điều 80. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
1. Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin khi tham gia đấu thầu qua mạng;
2. Quản lý và không tiết lộ khóa bí mật của chứng thư số được cấp. Trường hợp người sử dụng thuộc nhà thầu, nhà đầu tư bị mất hoặc phát hiện có một bên thứ ba đang sử dụng chứng thư số của đơn vị mình thì phải tiến hành ngay việc thay đổi khóa bí mật chứng thư số, hủy bỏ chứng thư số theo hướng dẫn của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng thư số bảo đảm chứng thư số còn hiệu lực trong suốt quá trình tham gia đấu thầu;
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi đăng nhập bằng chứng thư số của mình;
4. Chịu trách nhiệm về kết quả khi tham gia đấu thầu qua mạng trong trường hợp gặp sự cố do hệ thống mạng ở phía nhà thầu, nhà đầu tư làm cho tài liệu không mở và đọc được;
5. Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Việc đảm bảo thực hiện trách nhiệm đối với nhà thầu, nhà đầu tư tham gia đấu thầu rất quan trọng, đã góp phần lớn giúp thực hiện việc quản lý hoạt động đấu thầu dễ dàng, thuận tiện và chính xác hơn.