Luật sư tư vấn về tố cáo người có hành vi cưỡng đoạt tài sản. Tội cưỡng đoạt tài sản.
Luật sư tư vấn về tố cáo người có hành vi cưỡng đoạt tài sản. Tội cưỡng đoạt tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư tư vấn giúp tôi một việc như sau: Do tôi vay tiền của xã hội đen chưa trả đủ thì bị họ bắt ký giấy tờ mua và bán 2 chiếc xe máy của họ trị giá 340 triệu Nội dung trên giấy tờ có in sẵn các điều khoản. Tôi chỉ viết họ tên, địa chỉ và ký, không có công chứng; làm thế nào để tôi tố cáo đuợc họ ra cơ quan công an. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 135 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
“Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản gồm có:
-Chủ thể: là người có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 12 Bộ luật Hình sự, không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, hành vi.
-Hành vi khách quan:
+ Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực: Đe dọa sẽ dùng vũ lực được hiểu là người phạm tội sử dụng hành động, cử chỉ hoặc lời nói của mình để chứng tỏ với người bị hại rằng nếu không thực hiện theo yêu cầu của người phạm tội thì sẽ bị đánh, bị giết… hoặc bị làm tổn hại tới sức khỏe, tuy nhiên việc dùng vũ lực sẽ không xảy ra ngay tức khắc.
+ Sử dụng thủ đoạn uy hiếp tinh thần: Uy hiếp tinh thần là việc dùng lời nói để tác động vào tâm lý của người bị hại nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản
– Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc đối với tội cưỡng đoạt tài sản, do vậy mà người phạm tội chỉ cần thưc hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản thì nó đã đủ để cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định pháp luật.
– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
Mặc dù hậu quả không phải là yếu tổ bắt buộc trong tội cưỡng đoạt tài sản nhưng khi hậu quả thực tế xảy ra nó bắt buộc phải là kết quả do hành vi khách quan gây ra.
-Lỗi: cố y trực tiếp. Người phạm tội có mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn có vay tiền của xã hội đen nhưng chưa trả đủ, nhóm này có bắt bạn, uy hiếp tinh thần để bạn ký giấy tờ mua và bán 2 chiếc xe máy của họ trị giá 340 triệu nhưng trên thực tế bạn không có mua chiếc xe máy; hành vi này có thể cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhóm người này.
Còn về giấy mua bán của bạn: do bị đe dọa nên bạn ký vào giấy mua bán, nên giấy tờ mua bán đó sẽ bị vô hiệu theo quy định của Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”