Chia tài sản của cha mất không để lại di chúc. Chia tài sản theo pháp luật, chia thừa kế di sản của cha để lại.
Chia tài sản của cha mất không để lại di chúc. Chia tài sản theo pháp luật, chia thừa kế di sản của cha để lại.
Tóm tắt câu hỏi:
Vào năm 2009, người em ruột của tôi có bán cho tôi căn nhà có thổ cư do cha tôi dứng tên (nhưng không làm giấy mua bán). Cũng trong năm 2009 cha tôi gửi đơn thưa: "yêu cầu tôi trả lại nhà, vì không có giấy mua bán". Nhưng khi ra ủy ban nhân dân xã. Cha tôi không thưa mà còn làm giấy nội dung: "cho tôi ở trên đất của ông, bất cứ ai trong gia đình cũng không được quyền đuổi". Nay cha tôi mất, các em tôi yêu cầu chia tài sản. Nhưng không đều, tôi không ký tên. Em tôi khởi kiện xuống tòa. Nội dung: Yêu cầu tôi phải đập 1m chạy dài căn nhà và tôi cũng không có hưởng thổ cư. Và chia tài sản của cha tôi. Tôi xin hỏi luật sư cha tôi mất không để lại di chúc. Tôi muốn chia đều tài sản của cha tôi có đúng không? Và cách nào để tôi trích lục hồ sơ ở ủy ban nhân dân, nội dung: "cha tôi đã cho tôi ở từ năm 2009" Và tôi có quyền được chia tài sản như các em tôi không? Tôi thành thật cảm ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp, về mặt pháp lý. Căn nhà hiện tại vẫn do ba của bạn đứng tên chứ vẫn chưa thuộc quyền sở hữu của bất kỳ ai. Cha của bạn có giấy với nội dung: "Cho tôi ở trên đất của ông, bất cứ ai trong gia đình cũng không được quyền đuổi". Vậy như giấy này không phải là nội dung tặng cho mà chỉ ở nhờ thì bạn không có quyền đối với căn nhà.
– Tại Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền sở hữu như sau:
“Điều 158. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”.
Căn cứ vào Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì trường hợp không có di chúc sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
– Tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, Nếu đó là tài sản sản của Cha bạn để lại thì bạn có quyền được hưởng phần bằng nhau so với anh em của mình. Bạn có thể xin ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp lại giấy xác nhận của cha về việc: "Cha tôi đã cho tôi ở từ năm 2009". Tuy nhiên, cho dù có xin xác nhận được mà không phải là nội dung tặng cho quyền sử dụng thì bạn cũng không có quyền đòi tài sản này.