Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi nào? Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trái pháp luật.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi nào? Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trái pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho cá nhân tôi được hỏi thông tin như sau: Ngày 28/6/2016 Ông Nguyễn Bê, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề họp phòng TCHC và thông báo cho tôi nghỉ việc từ ngày 1/9/2016 với 2 lý do: Thứ nhất: Tháng 8 Hiệu trưởng nghỉ thì sẽ cho nghỉ những người Hiệu Trưởng tuyển dụng vào để khỏi ảnh hưởng đến Hiệu trưởng mới. Thứ hai: Trường hết việc để xây dựng sửa chữa. Nay tôi viết đơn gửi
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Theo quy định tại Điều 29 Luật viên chức 2010 về đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc:
"1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;
c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;
đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho viên chức biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Đối với viên chức do cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển dụng, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
… "
Nếu như bạn nói là bạn không vi phạm bất kỳ quy định gì trong quá trình làm việc cũng như hiệu trưởng đưa ra lý do cho bạn thôi việc như vậy là không phù hợp với quy định của Luật viên chức 2010. Nếu đơn phương chấm dứt thì yêu cầu phải có thông báo trước và nêu rõ lý do, còn nếu cho bạn thôi việc theo hình thức kỷ luật buộc thôi việc thì chỉ áp dụng khi rơi vào các trường hợp tại Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP về buộc thôi việc:
"Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;
4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;
6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật viên chức qua tổng đài: 1900.6568
Do