Quyền đối với lối đi lên vườn canh tác? Giải quyết quyền có lối đi, lấn chiếm đất đất đường lên đồi canh tác.
Quyền đối với lối đi lên vườn canh tác? Giải quyết quyền có lối đi, lấn chiếm đất đất đường lên đồi canh tác.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho em hỏi: em ở vùng quê có đồi vườn canh tác trước đây gia đình em đi làm thì có đường đi làm nhưng giờ đã bị họ lấn hết và hiện giờ không có đường đi lối lại đi canh tác.Luật sư có thể tư vấn cho em làm thế nào để lấy lại đường cũ để canh tác không ạ? Gia đình đó đã gây khó rễ cho gia đình em và thôn bản nói không giải quyết nữa. Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Trong trường hợp này,cần xét đến các khía cạnh sau:
Thứ nhất, lối đi lên đất đồi vườn canh tác nhà bạn không thuộc quyền sử dụng hợp pháp nhà bạn và thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người khác. Theo khoản 2 Điều 265 Bộ luật dân sự 2005 thì:
"2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác."
Trong trường hợp này, việc những người này sử dụng phần đất nằm trong ranh giới nhà họ thì không coi là có hành vi vi phạm về việc lấn chiếm đất đai. Do đây là lối đi qua bất động sản nhà người khác nhưng không phải lối đi ra đến đường công cộng mà là lối đi lên khu vực nhà bạn canh tác nên bạn có thể thỏa thuận với chủ bất động sản dành cho mình một lối đi qua đất nhà họ. Đây cũng không phải là nghĩa vụ của họ khi phải dành ra một lối đi lên vườn canh tác nhà bạn. Họ chỉ có nghĩa vụ nếu đó là lối đi ra đường công cộng theo khoản 1 Điều 275 Bộ luật dân sự 2005:
"Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác."
Nếu họ không chấp nhận thì bạn có thể sử dụng một con đường khác để đi lên khu vực canh tác.
Thứ hai, lối đi lên đồi canh tác không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của nhà bạn cũng như những người khác thì hành vi lấn chiếm đất trên là hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 12 Luật đất đai 2013:
"1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật."
>>> Luật sư tư vấn quyền mở lối đi qua vườn canh tác: 1900.6568
Với trường hợp này, bạn có thể tố cáo hành vi vi phạm đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để xác định hành vi vi phạm, áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục bổ sung. Cụ thể mức xử phạt và biện pháp áp dụng theo Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP:
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP."