Quy định về hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp Nhà nước? Quy định đầu tư vốn ra ngoài công ty mẹ?
Hiện nay việc chủ đầu tư thực hiện đầu tư ra ngoài doanh nghiệp Nhà nước rất phổ biến trên các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp Nhà nước hải được thực hiện đúng theo quy định mà pháp luật đề ra. Ngoài ra còn phải tuân thủ theo hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp Nhà nước. Vậy các hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp Nhà nước gồm những hình thức nào? Quy định về hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện ra sao? Đây là những câu hỏi thường gặp về vấn đề này. Vậy bài viết dưới đây của chúng tôi cung cấp thông tin vhi tiết đê giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc trên. Hi vọng thông tin dươi đây sẽ hữu ích đối vơi bạn đọc.
Cơ sở pháp lý:
Luật doanh nghiệp 2020
Luật đầu tư 2020
Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Quy định về hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp Nhà nước
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa quý Luật sư. Tôi có một thắc mắc muốn hỏi về vấn đề góp vốn đầu tư ra ngoài của Công ty 100% vốn nhà nước. Theo Luật 69 và Nghị định 91, thì đầu tư ra ngoài áp dụng các hình thức trong đó có hình thức “góp vốn thông qua
Vậy:
1. Có phải cứ là ký hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh với một đối tác khác thì xem như là hình thức “góp vốn ra ngoài doanh nghiệp”? Ví dụ cụ thể: Công ty có 1 dự án khu dân cư, ký HĐHTKD với 1 đối tác cùng góp vốn đầu tư thi công hạ tầng kỹ thuật sau khi hoàn tất thì bán sàn phẩm phân chia lợi nhuận, vậy có bị xem là “đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp”?
2. Nghị định 91 cấm không được góp vốn với Công ty con thực hiện HĐ HTKD. Trường hợp Công ty thành viên được Công ty mẹ nắm cổ phần không chi phối thì có bị cấm hay không??? Mong nhận được hồi đáp sớm của quý Luật sư. Xin chân thành cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Tại Khoản 14 Điều 3
Tại Điều 28 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:
Điều 28. Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
1. Việc sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp.
2. Hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;
b) Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Mua toàn bộ doanh nghiệp khác;
d) Mua công trái, trái phiếu.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định thì những trường hợp mà góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân được xem là một trong những hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì không phải cứ thực hiện ký hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh với một bên khác thì được xem như là hình thức góp vốn ra ngoài doanh nghiệp.
Theo quy định thì đối với Việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc do pháp luật đề rs cụ thể là doanh nghiệp không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là lĩnh vực bất động sản), doanh nghiệp không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với những Doanh nghiệp đã góp vốn và đã đầu tư vào các lĩnh vực quy định nêu trên không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư phải có phương án cơ cấu lại và thực hiện thoái hết số vốn đã đầu tư theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, trong trường hợp bạn thắc mắc chúng tôi xin giải đáp tóm tắt đó là không phải ký hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh với một đối tác khác thì xem như là hình thức góp vốn ra ngoài doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
2. Quy định đầu tư vốn ra ngoài Công ty mẹ
Phap luật quy định có 5 hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp gồm: Góp vốn, mua cổ phần để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới. Mua cổ phần hoặc góp vốn tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh đang hoạt động. Mua lại một doanh nghiệp khác để hình thành một pháp nhân mới; Mua công trái, trái phiếu để hưởng lãi; Các hình thức đầu tư khác ra ngoài doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.theo đó có trường hợp góp vốn trong công ty mẹ, công ty con cụ thể: Căn cứ theo điều 195. Công ty mẹ, công ty con Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
2. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Căn cứ dựa trên quy định này thì về nguyên tắc đầu tư vốn ra ngoài Công ty mẹ pháp luật có đề ra việc công ty mẹ được phép sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất của Công ty mẹ để đầu tư ra ngoài theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan quy định cụ thể.
Như vậy thì việc đầu tư ra ngoài của Công ty mẹ phải tuân theo quy định của pháp luật và tuân thủ đúng theo điều lệ của Công ty mẹ được Chính phủ phê duyệt, ngoài ra còn phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm, kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của Công ty mẹ và phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ đảm bảo có hiệu quả và phải bảo toàn và phát triển vốn đầu tư.
Theo quy định thì ” công ty mẹ không được góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty mẹ.” Theo đó công ty mẹ không được góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với những trường hợp có dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị lớn hơn mức quy định đối với Hội đồng thành viên, dự án góp vốn liên doanh của doanh nghiệp với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dự án đầu tư vào doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Hội đồng thành viên Công ty mẹ phải thực hiện báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt chủ trương trước khi quyết định đầu tư dự án.
Như vậy, công ty mẹ nắm cổ phần không chi phối thì không bị cấm trong một số trường hợp nhất định theo quy định như chúng tôi đã trình bày trên đây.
Trên đây là thông tin công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp Nhà nước” và một số thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.