Căn cứ xác lập chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đất. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê tổng diện tích đất của đơn vị hành chính xác định như thế nào?
Căn cứ xác lập chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đất. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê tổng diện tích đất của đơn vị hành chính xác định như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
câu 1: Trong thông kê và kiểm kê đất đai ,chỉ tiêu tổng diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính được xác định như thế nào câu 2: Các căn cứ để tiến hành xác lập nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê đất đai. chân thành cảm ơn ạ! ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 28/2014/TT-BTNMT về chỉ tiêu thống kê, kiểm kê tổng diện tích đất của đơn vị hành chính:
"1. Chỉ tiêu tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được xác định bao gồm toàn bộ diện tích các loại đất trong phạm vi đường địa giới của từng đơn vị hành chính đã được xác định theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp với biển thì diện tích của đơn vị hành chính đó bao gồm diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo trên biển (nếu có); được tính đến đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm (gọi chung là đường mép nước biển); trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm thì xác định theo đường mép nước biển triều kiệt tại thời điểm kiểm kê. Đất mặt nước ven biển ngoài đường mép nước biển đang sử dụng thì được thống kê riêng, không tổng hợp vào diện tích của đơn vị hành chính đó.
3. Đối với các khu vực có tranh chấp hoặc không thống nhất về địa giới hành chính thì thực hiện thống kê, kiểm kê theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp đường địa giới hành chính đang quản lý ngoài thực địa không thống nhất với đường địa giới hành chính thể hiện trên bản đồ địa giới hành chính đã xác định thì tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được thống kê theo đường địa giới hành chính đang quản lý thực tế;
b) Trường hợp có tranh chấp địa giới hành chính thì thực hiện như sau:
– Việc thống kê, kiểm kê đất đai đối với khu vực tranh chấp địa giới hành chính do địa phương đang tạm thời quản lý đất khu vực tranh chấp đó thực hiện; trường hợp không xác định được bên nào đang quản lý khu vực tranh chấp thì các bên cùng thống kê, kiểm kê đối với khu vực tranh chấp.
…"
Có thể thấy trong thông kê và kiểm kê đất đai, chỉ tiêu tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được xác định bao gồm toàn bộ các diện tích các loại đất trong phạm vi dường địa giới của từng đơn vị hành chính đã được xác định theo quy định của pháp luật còn đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp với biển hay đối với các khu vực có tranh chấp hoặc không thống nhất về địa giới hành chính thì thực hiện theo các nguyên tắc được xác định theo điều trên. Còn đối với việc căn cứ để xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê đất đai thì tùy thuộc vào chỉ tiêu thống kê đất đai nào mà lại có căn cứ xác lập hệ thống đó, ví dụ nếu muốn lập chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đất thì phải xác định theo mục đích sử dụng đất để phân loại đất hay muốn lập chỉ tiêu thống kê kiểm kê đất đai theo khu vực tổng hợp thì phải xác định dựa trên địa khu vực có diện tích đất tức là đất nó thuộc khu vực nông thôn, thành thị, đất kinh tế hay đất bảo tồn…Căn cứ quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Thông tư 28/2014/TT-BTNMT:
>>> Luật sư tư vấn chỉ tiêu thống kê và kiểm kê đất đai: 1900.6568
"Điều 9. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đất
Chỉ tiêu loại đất thống kê, kiểm kê được phân loại theo mục đích sử dụng đất và được phân chia từ khái quát đến chi tiết theo quy định như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:
a) Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm;
Trong đất trồng cây hàng năm gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác).
b) Đất lâm nghiệp gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
c) Đất nuôi trồng thủy sản;
d) Đất làm muối;
đ) Đất nông nghiệp khác.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
…"