Có được ký hai hợp đồng lao động ở hai công ty không? Làm việc tại hai công ty thì đóng thuế và bảo hiểm xã hội như thế nào?
Có được ký hai
Tóm tắt câu hỏi:
Dear anh /chị ! Hiện nay do nhu cầu cần tiền cho sinh hoạt, công việc hiện tại của tôi thời gian làm ngoài giờ , có ký
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
* Cơ sở pháp luật:
– Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
* Nội dung:
Theo quy đinh tại “Bộ luật lao động 2019” thì:
Điều 21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Đối với trường hợp của bạn thì nếu bạn có sức khỏe tốt, và có thể đảm bảo được tiến độ cũng như nội dung công việc của phía sử dụng lao động giao thì bạn hoàn toàn có thể giao kết với 2 công ty để kiếm thêm thu nhập.
Tuy nhiên, việc bạn ký kết giữa 2 công ty cần lưu ý đảm bảo thời gian làm việc ở đó không trùng nhau, ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
Thứ nhất, đối với việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động quy định như sau:
“Điều 4. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động
1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:
a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động:
a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
3. Việc thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này được quy định như sau:
a) Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung nội dung về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
b) Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan khác cho người sử dụng lao động của hợp đồng lao động kế tiếp để thực hiện.
4. Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi kèm các bản sao hợp đồng lao động đã giao kết hoặc đã sửa đổi, bổ sung hoặc đã chấm dứt cho người sử dụng lao động còn lại biết.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật làm hai công ty đồng thời cùng lúc: 1900.6568
Như vậy, đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội thất nghiệp thì khi bạn giao kết hợp đồng với hai công ty, ở cả hai công ty, bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì công ty bạn giao kết hợp đồng lao động trước có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp cho bạn.
Công ty ký kết hợp đồng sau bạn sẽ được công ty trả tiền tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp vào lương, mức chi trả của công ty sau cùng lúc với kỳ trả lương của người sử dụng lao động khoản tiền tương đương mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Còn đối với việc tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc: Nơi có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế là công ty ký kết hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất. Công ty còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người sử dụng lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế.
Thứ hai, đối với việc đóng thuế thu nhập cá nhân thì sẽ có các trường hợp sau đấy:
+ Trường hợp 1: Ký hợp đồng dài hạn với hai công ty.
Theo điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
"b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi."
Theo quy định trên, trường hợp cá nhân có thu nhập từ hai nơi trở lên nhưng đều ký hợp đồng dài hạn thì khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần sau khi trừ các khoản giảm trừ.
+ Trường hợp 2: Ký hợp đồng ngắn hạn với hai công ty.
Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định việc khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác như sau:
“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân…”
Căn cứ quy định trên, trường hợp cá nhân làm việc tại nhiều nơi, đều ký hợp đồng lao động ngắn hạn, hoặc không có hợp đồng lao động, thì đơn vị chi trả phải khấu trừ thuế là 10% trước khi chi trả (trừ khi thu nhập thấp hơn 2 triệu đồng/ lần trả).