Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp theo quy định của Nghị định 55/2015/NĐ - CP. Tiếp cận vốn trong hoạt động phát triển nông nghiệp.
Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp theo quy định của Nghị định 55/2015/NĐ – CP. Tiếp cận vốn trong hoạt động phát triển nông nghiệp.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào quý anh chị Mình mới thành lập hợp tác xã, hoạt động về chăn nuôi Bò, vật tư nông nghiệp và môi trường. Hiện mình chưa biết cách tiếp cận vốn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP như thế nào. Xin được tư vấn ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Nghị định 55/2015/NĐ-CP quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của nông dân, cư dân ở nông thôn.
Trong đó, khách hàng là tổ chức, cá nhân được quy định khoản 2 Điều 2 Nghị định 55/2015/NĐ-CP như sau:
“Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là khách hàng) được vay vốn theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
b) Hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn nông thôn;
c) Chủ trang trại;
d) Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
đ) Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, ngoại trừ các đối tượng sau: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các cơ sở sản xuất thủy điện, nhiệt điện và các doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều này nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất;
e) Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.”
Bạn vừa mới thành lập hợp tác xã chăn nuôi bò và vật tư nông nghiệp vì vậy bạn thuộc đối tượng được vay vốn.
Còn đối với chủ thể cho vay căn cứ vào Điều 2 Thông tư 10/2015/NĐ-CP quy định:
“Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng phi ngân hàng (trừ công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính bao thanh toán), tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng).”
>>> Luật sư tư vấn pháp
Như vậy, khi bạn muốn vay vốn để thực hiện hoạt đông sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp theo Nghi định 55/2015/NĐ-CP thì các đối tượng cho vay là các tổ chức tín dụng như: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng phi ngân hàng (trừ công ty cho thuê tài chính, công ty bao thanh toán), tổ chức tài chính vi mô.
Thủ tục đăng ký vay vốn được thực hiện theo nguyên tắc như sau:
Căn cứ Điều 5 Nghị định 55/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc cho vay:
“1. Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng theo quy định tại Nghị định này. Những nội dung không được quy định trong Nghị định này thì tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
2. Khách hàng được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo quy định tại các Điều 9, 14 và 15 của Nghị định này. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay cao hơn mức vay không có tài sản bảo đảm nêu tại các Điều này thì phần vay vượt phải thực hiện theo quy định hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.”
Thủ tục vay vốn tại tổ chức tín dụng được thực hiện như một thủ tục cho vay của tổ chức tín dụng. Trong đó,
Thứ nhất, về mức cho vay và phương thức cho vay. Căn cứ Điều 8 Nghị định 55/2015/NĐ-CP thì tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận mức cho vay phù hợp với quy định của pháp luật,
Thứ hai, về cơ chế bảo đảm tiền vay. Bạn có thể thực hiện thủ tục vay vốn có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm.
Trong trường hợp vay có tài sản bảo đảm, bạn cần nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Khách hàng chỉ được sử dụng giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp để vay vốn tại một tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị định này.
Trong trường hợp vay không có tài sản bảo đảm thì hợp tác xã của bạn sẽ được vay theo mức căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 55/2015/NĐ-CP với mức tối đa là 1 tỷ đồng.
Thứ ba, về lãi suất cho vay do sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng là tổ chức, cá nhân tham gia vay vốn. Nếu nguồn vốn cho vay có từ Chính phủ thì mức lãi suất sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc theo thỏa thuận với bên ủy thác.