Đơn phương chấm dứt hợp đồng có bị mất tiền trả trước không? Tiền trả trước có phải tiền đặt cọc không?
Đơn phương chấm dứt hợp đồng có bị mất tiền trả trước không? Tiền trả trước có phải tiền đặt cọc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tháng 6/2016 em có bán chiếc xe cho người bạn, 2 bên làm hợp đồng mua bán tay chưa công chứng. Bên mua có đưa trước 10 triệu đồng,hứa khi lấy xe sẽ đưa khoản còn lại. Sau đó bên A không mua xe. Vậy em có trả 10 triệu đồng tiền đặt cọc cho bên A không? Mong anh/chị giúp em sớm!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe:
Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Như vậy theo quy định trên thì hợp đồng mua bán xe máy của bạn phải được công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Trong trường hợp này nếu như hợp đồng trên là hợp đồng chính chứ không phải hợp đồng đặt cọc và hợp đồng mua bán xe của bạn với bên A chỉ là viết tay sẽ không có hiệu lực pháp luật. Hai bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Nếu như khoản tiền 10 triệu đồng là để thực hiện hợp đồng, trả trước chứ không phải khoản tiền đặt cọc được khi rõ trong điều khoản đặt cọc thì bạn phải trả lại cho bên A khoản tiền đó.
Tuy nhiêu nếu như hợp đồng này có ghi rõ điều khoản đặt cọc, đặt cọc 10 triệu đồng để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng giữa hai bên thì theo quy định tại Điều 358 Bộ luật dân sự 2005 sẽ xử lý như sau:
1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2005 tại khoản 1, điểm c, Điều 318 quy định:
1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:
c) Đặt cọc;
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó.
Như vậy nếu như điều khoản đặt cọc giữa bạn và bên A được lập thành một văn bản riêng và hợp đồng này ghi rõ khoản tiền 10 triệu là để đặt cọc đảm bảo cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng, thì khi mà bên A không muốn mua xe nữa thì khoản tiền này bạn sẽ không phải trả lại bên A, ngoài ra bên A còn phải trả thêm một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc cho bạn