Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai. Hồ sơ trình phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá đất đai.
Đất đai được xem là một phần không thể thiếu trong việc sản xuất và xây dựng nên kinh tế của đất nước ta. Bỏi vì, nước ta là một trong những nước có nên kình tế phát triển dựa vào nghề trồng lúa nước và phát triển các loại cây nông nghiệp để thu hoạch nông sản. Do đó, nước ta đã kiểm tra về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; thống kê, kiểm kê đất đai để dựa vào đó khái thác nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả nhất. Nhà nước ta đã ban hành các quy định về tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai theo
Tuy nhiên quy định về tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai theo Luật đất đai thì chắc hẳn không phải ai cũng biết và hiểu rõ về vấn đề này. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về nội dung tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai theo Luật đất đai, cụ thể:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Thông tư 14/2014/TT-BTNMT về Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế – xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Thanh Hóa do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
– Thông tư 35/2014/TT-BTNMT về điều tra, đánh giá đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
1. Điều tra, đánh giá đất đai là gì?
Đất đai theo thông tư số 14/2014/TT-BTNMT ngày 26/11/2012 thì đất đai được định nghĩa là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.
Theo FAO đã đề xuất định nghĩa đánh giá đất đai (1976): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có.
Như vậy đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin về đất đai, xem xét toàn diện để phân hạng đất về mức độ thích nghi và các yếu tố kinh tế xã hội khác. Kết quả đánh giá phân hạng đất được thể hiện bằng bản đồ, bản báo cáo và các bảng biểu số liệu kèm theo.
Điều tra, đánh giá đất đai được biết đến là nội dung mới được đưa vào
Do đó, hoạt động điều tra, đánh giá đất đai bao gồm hoạt động điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; thống kê, kiểm kê đất đai; điều tra, thống kê giá đất; theo dõi biến động giá đất và xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất.
2. Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai theo Luật đất đai
Hiện nay, trong việc tổ chức thực hiện hoạt động điều tra, đánh giá đất đai sẽ do Bộ tài nguyên và Môi trường cùng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện. Trong đó, Bộ tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng theo định kỳ 05 năm một lần và theo chuyên đề; Chỉ đạo việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của tình, thành phố trực thuộc trung ương và tổng hợp, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai cả nước; Còn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của địa phương; và gửi kết quả về Bộ tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Thông tư 35/2014/TT-BTNMT về điều tra, đánh giá đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Trách nhiệm thực hiện, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai
– Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm:
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện điều tra, đánh giá đất đai trên phạm vi cả nước;
+ Triển khai thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, cấp vùng;
+ Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất theo mô hình thống nhất, tổ chức thực hiện việc quan trắc giám sát tài nguyên đất;
+ Triển khai thực hiện điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai;
+ Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của cấp tỉnh;
+ Tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch thực hiện; kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, cấp vùng; kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề và công bố kết quả trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
+ Phê duyệt kế hoạch thực hiện, kết quả điều tra, đánh giá đất đai tại địa phương và công bố trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đất đai về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
+ Xây dựng kế hoạch điều tra, đánh giá đất đai tại địa phương;
+ Triển khai thực hiện điều tra, đánh giá đất đai tại địa phương;
+ Tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch thực hiện; kết quả điều tra, đánh giá đất đai tại địa phương và công bố trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ theo Thông tư 35/2014/TT-BTNMT quy định tại Điều 8 về hồ sơ phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá đất đai như sau:
“Điều 8. Hồ sơ trình phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá đất đai
1. Tờ trình phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; quan trắc giám sát tài nguyên đất; điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề.
2. Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề; báo cáo kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất.
3. Bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất, ô nhiễm đất; phân hạng đất nông nghiệp.”
Trong đó, Tài liệu công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai quyết định phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; quan trắc giám sát tài nguyên đất. Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; báo cáo kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất. Bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất, ô nhiễm đất; phân hạng đất nông nghiệp.
Thời điểm báo cáo, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai
– Thời điểm nộp báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đất đai trước ngày 15 tháng 3 các năm có số cuối là số 5 và số 0. Đối với kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất lần đầu nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 3 năm 2015. Đối với kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, ô nhiễm đất và phân hạng đất nông nghiệp lần đầu nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 3 năm 2020.
– Thời điểm nộp báo cáo kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất trước ngày 15 tháng 3 hàng năm, bắt đầu từ năm 2020, trừ những năm thực hiện công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo quy định trên. Bên cạnh đó thì thời điểm nộp báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề được thực hiện theo yêu cầu của dự án nhiệm vụ. Kết quả điều tra, đánh giá đất đai được công bố công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Lưu trữ kết quả điều tra, đánh giá đất đai
– Kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng kinh tế – xã hội và kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề được lưu trữ 02 bộ (bản giấy và bản số) tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Kết quả điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh được lưu trữ 01 bộ (bản giấy và bản số) tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, 01 bộ (bản giấy và bản số) tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, 01 bộ (bản giấy và bản số) tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Hồ sơ lưu trữ kết quả điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các tài liệu theo quy định tại Điều 9 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT
Điều kiện năng lực của đơn vị thực hiện điều tra, đánh giá đất đai sẽ được tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được thực hiện điều tra, đánh giá đất đai khi có đủ các điều kiện sau: Có chức năng thực hiện điều tra, đánh giá đất đai; Có ít nhất 05 cá nhân đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này; Có đủ trang thiết bị và công nghệ phù hợp với phương pháp thực hiện theo quy định kỹ thuật về điều tra, đánh giá đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do đó, trong trường hợp cá nhân thực hiện điều tra, đánh giá đất đai trong tổ chức có chức năng tư vấn điều tra, đánh giá đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây: Có năng lực hành vi dân sự; Có một trong các bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành về quản lý đất đai, địa chính, khoa học đất, thổ nhưỡng, môi trường và các chuyên ngành khác có liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai; Có thời gian công tác trong lĩnh vực điều tra, đánh giá đất đai theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 35/2014/TT-BTNMT hoặc các điều tra, đánh giá đất trong lĩnh vực nông nghiệp từ 36 tháng trở lên. Các đơn vị thực hiện phân tích mẫu đất phải có phòng phân tích đất được cấp có thẩm quyền cấp chứng nhận.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai theo Luật đất đai theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về điều tra, đánh giá đất đai khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!