Cán bộ công đoàn nghỉ thai sản có được hưởng lương công đoàn không? Hưởng chế độ thai sản theo quy định về bảo hiểm xã hội.
Cán bộ công đoàn nghỉ thai sản có được hưởng lương công đoàn không? Hưởng
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, cho em hỏi công ty em có trường hợp cán bộ công đoàn (phó chủ tịch công đoàn) nghỉ thai sản, vậy trong thời gian nghỉ thai sản, chị đó có được hưởng lương bên công đoàn không ? Cảm ơn luật sư ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo Quyết định 1617/QĐ-TLĐ ngày 31/12/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành quy định về bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập:
Về vấn đề lương của cán bộ công đoàn được quy định như sau:
"Điều 6. Chế độ tiền lương cán bộ công đoàn chuyên trách
1. Cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn cấp trên bố trí theo điểm a, khoản 2, Điều 2 của Quy định này: được hưởng lương theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương hoặc ủy quyền cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xem xét, hỗ trợ phụ cấp hàng tháng đối với cán bộ công đoàn đi cơ sở, nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp, đơn vị nơi bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách đang áp dụng.
2. Cán bộ công đoàn chuyên trách là người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị theo điểm b, khoản 2, Điều 2 của Quy định này được trả mức lương hiện hưởng và các khoản phúc lợi (nếu có) theo
hợp đồng lao động , hợp đồng làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị. Trường hợp người được bố trí làm cán bộ công đoàn chuyên trách có mức lương hiện hưởng cao hơn quy định tài chính của công đoàn thì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên thỏa thuận với người sử dụng lao động để doanh nghiệp, đơn vị hỗ trợ.3. Cán bộ công đoàn chuyên trách hưởng lương từ nguồn quỹ tiền lương của doanh nghiệp theo điểm c, khoản 2, Điều 2 của Quy định này do người sử dụng lao động tại doanh nghiệp, đơn vị quyết định trên cơ sở thỏa thuận với công đoàn cơ sở.
4. Khi doanh nghiệp, đơn vị có thay đổi về tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ, thì tiền lương của cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở cũng thay đổi tương ứng với người lao động trong doanh nghiệp, đơn vị.
5. Ngoài tiền lương, cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở quy định tại khoản 2, Điều 2 của Quy định này, được hưởng các chế độ phúc lợi khác như người lao động tại doanh nghiệp, đơn vị theo quy định của pháp luật và của doanh nghiệp, đơn vị.
6. Khuyến khích việc thương lượng với người sử dụng lao động chi trả tiền lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách từ nguồn quỹ tiền lương của doanh nghiệp".
Theo quy định của “Bộ luật lao động 2019” thì người lao động được hưởng chế độ thai sản như sau:
"Điều 157. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội".
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
"1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì
mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
>>> Luật sư tư vấn pháp
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày".
Như vậy, theo quy định trên, lao động nữ được 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước lúc nghỉ việc do cơ quan bảo hiểm chi trả.