Sử dụng thư bảo lãnh chuyển nhượng cho hợp đồng kinh tế khác. Sử dụng thư bảo lãnh khi thực hiện bảo lãnh.
Sử dụng thư bảo lãnh chuyển nhượng cho hợp đồng kinh tế khác. Sử dụng thư bảo lãnh khi thực hiện bảo lãnh.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Trường hợp thư bảo lãnh được phép chuyển nhượng thì bên nhân bảo lãnh có được đem đến ngay tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh hay tổ chức tín dụng khác để phát hành bảo lãnh cho hợp đồng kinh tế khác được không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 361 Bộ luật dân sự 2005 bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
Thư bảo lãnh là một trong những hình thức cam kết bảo lãnh. Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh bao gồm cả văn bản cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh;
Căn cứ Điều 9 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về phạm vi bảo lãnh như sau:
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện với bên nhận bảo lãnh.
Căn cứ Điều 15 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định nội dung cam kết bảo lãnh như sau:
– Các quy định pháp luật áp dụng;
– Số hiệu, hình thức cam kết bảo lãnh;
– Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
– Ngày phát hành bảo lãnh, ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và/hoặc trường hợp bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh;
– Ngày hết hiệu lực và/hoặc trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh;
– Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
– Nghĩa vụ bảo lãnh;
– Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
– Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
– Cách thức để kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh.
Ngoài ra, cam kết bảo lãnh có thể có các nội dung khác phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh, phù hợp với quy định, tại Thông tư 07/2015/TT-NHNN và quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 27 Thông tư 07/2015/TT-NHNN thì bên bảo lãnh có các quyền sau:
– Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh.
– Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh thực hiện xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho bên được bảo lãnh.
– Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh tài sản bảo đảm (nếu có).
– Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh (nếu cần).
– Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
– Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt.
– Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh, hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.
– Yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
– Hạch toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh ngân hàng) hoặc bên bảo lãnh đối ứng (trong trường hợp bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng) ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.
– Yêu cầu thành viên đồng bảo lãnh khác hoàn trả số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp thành viên làm đầu mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng bảo lãnh.
– Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
– Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.
– Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
– Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ ở đây được hiểu là chuyển nhượng những quyền và nghĩa vụ trong thư bảo lãnh mà bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được cho chủ thể khác để làm bên bảo lãnh thay thế bên bảo lãnh ban đầu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế qua tổng đài: 1900.6568
Trong trường hợp của bạn, nếu bạn sử dụng thư bảo lãnh để bảo lãnh cho một hợp đồng kinh tế khác thì chỉ thực hiện được khi hai bên có thỏa thuận điều đó trong thư bảo lãnh. Bởi về mặt bản chất, việc chuyển nhượng chỉ thực hiện cho tổ chức, cá nhân khác chứ không chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ cho hợp đồng khác.