Khởi kiện vì tự ý xây nhà trên đất của người khác. Đòi lại đất do người khác xây dựng nhà trái phép.
Khởi kiện vì tự ý xây nhà trên đất của người khác. Đòi lại đất do người khác xây dựng nhà trái phép.
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà tôi có hai mẹ con khi mẹ mất tôi còn nhỏ nên không san tên sổ đỏ được. Bây giờ người dì út của tôi tự ý cất nhà trái phép trên phần đất của mẹ tôi mà không hỏi ý kiến của tôi xin hỏi luật sư tôi phải làm gì để lấy đất lại và hành vi của dì tôi sẽ bị xử phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Điều 675 Bộ luật dân sự có quy định về thừa kế theo pháp luật như sau :
Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo thông tin bạn trình bày, thì khi mẹ bạn mất bạn còn nhỏ nên chưa tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ. Không rõ là khi mất mẹ bạn có để lại di chúc hay không? Có nói là cho dì bạn sử dụng mảnh đất đó không? Căn cứ theo pháp luật dân sự về thừa kế và nếu trong trường hợp mẹ của bạn không đề cập đến việc cho dì của bạn sử dụng mảnh đất thì bạn sẽ là người được thừa kế mảnh đất do mẹ bạn để lại. Việc dì bạn tự ý xây nhà trên mảnh đất mà không hỏi ý kiến của bạn thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định trên và buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có quy định:
Điều 10. Lấn, chiếm đất
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
>>> Luật sư tư vấn pháp
4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Do không rõ, đất mà mẹ của bạn để lại cho bạn là đất được sử dụng vào mục đích gì, do đó, tùy từng hành vi cụ thể, dì của bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
Ngoài ra, đối với hành vi xây nhà trên đất của bạn, dì của bạn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt được quy định tại Điều 5 Nghị định 121/2013/NĐ-CP:
Điều 5. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 24 tháng.
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
Để đòi lại đất, trước tiên bạn nên nói chuyện lại với dì của bạn và yêu cầu trả lại đất cho bạn. Trong trường hợp, dì của bạn cố tính không trả lại đất cho bạn thì bạn có thể làm đơn gửi lên Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành hòa giải, trong trường hợp không hòa giải được thì bạn làm và gửi đơn lên Tòa án nhân dân cấp Huyện để được bảo vệ quyền lợi.