Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác.
Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty em xuất hàng đi Pakistan, nhưng khi ký hợp đồng tên nhà nhập khẩu và khi mở tờ khai thì giống nhau, nhưng khi xuất hàng thực tế khách hàng yêu cầu người nhận hàng đứng tên trên vận đơn đường biển và hóa đơn thương mại, phiếu đóng hàng cùng tên. Nhưng khi khách hàng thanh toán thì công ty thanh toán tiền lại là tên khác.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật hàng hải năm 2005 như sau:
“Điều 73. Chứng từ vận chuyển
1. Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác.
2. Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hoá dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
3. Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hoá được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.
4. Giấy gửi hàng đường biển là bằng chứng về việc hàng hoá được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển; là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Giấy gửi hàng đường biển không được chuyển nhượng.
5. Chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thoả thuận về nội dung, giá trị.”
Từ quy định trên, có thể thấy, vận đơn là một trong những chứng từ vận chuyển. Nội dung của vận đơn được quy định rõ tại Điều 87 Bộ luật hàng hải năm 2005 như sau:
“Điều 87. Nội dung của vận đơn
1. Vận đơn bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên và trụ sở chính của người vận chuyển;
b) Tên người gửi hàng;
c) Tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hoặc vận đơn vô danh;
d) Tên tàu biển;
đ) Mô tả về chủng loại, kích thước, thể tích, số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc giá trị hàng hoá, nếu xét thấy cần thiết;
e) Mô tả tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hoá;
g) Ký, mã hiệu và đặc điểm nhận biết hàng hoá mà người giao hàng đã thông báo bằng văn bản trước khi bốc hàng lên tàu biển và được đánh dấu trên từng đơn vị hàng hoá hoặc bao bì;
h) Cước vận chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển; phương thức thanh toán;
i) Nơi bốc hàng và cảng nhận hàng;
k) Cảng trả hàng hoặc chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ định cảng trả hàng;
l) Số bản vận đơn gốc đã ký phát cho người giao hàng;
m) Thời điểm và địa điểm ký phát vận đơn;
n) Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại diện khác có thẩm quyền của người vận chuyển.
Trong vận đơn, nếu thiếu một hoặc một số nội dung quy định tại khoản này nhưng phù hợp với quy định tại Điều 73 của Bộ luật này thì không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của vận đơn.
2. Trường hợp tên người vận chuyển không được xác định cụ thể trong vận đơn thì chủ tàu được coi là người vận chuyển. Trường hợp vận đơn được lập theo quy định tại khoản 1 Điều này ghi không chính xác hoặc không đúng sự thật về người vận chuyển thì chủ tàu chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh và sau đó được quyền yêu cầu người vận chuyển bồi hoàn.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế – tài chính qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, một trong các nội dung bắt buộc của vận đơn là tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hoặc vận đơn vô danh. Trong trường hợp của bạn, khách hàng bên bạn nhận được hàng hóa đúng số lượng trong các chứng từ vận chuyển và đúng tên khách hàng của bạn. Tuy nhiên, khi khách hàng thanh toán số tiền thì lại là tên của người khác. Cho nên, lỗi này thuộc về bên vận chuyển. Bởi vì theo quy định tại Điều 84 Bộ luật hàng hải năm 2005 thì Khi nhận hàng, người hàng phải thanh toán cho người vận chuyển cước vận chuyển và các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước. Do vậy, khách hàng của bạn chỉ chả cước vận chuyển và các chi phí khác cho người vận chuyển được ghi trong chứng từ vận chuyển đúng với thông tin của khách hàng bên bạn. Ngoài ra, người vận chuyển có quyền từ chối trả hàng và có quyền lưu giữ hàng, nếu người gửi hàng và người nhận hàng chưa thanh toán đủ các khoản nợ hoặc chưa nhận được sự bảo đảm thoả đáng.Các khoản nợ này bao gồm cước vận chuyển, các chi phí khác theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Bộ luật hàng hải năm 2005 và chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hoá. Các khoản nợ không trả đúng hạn được tính lãi theo lãi suất áp dụng tại ngân hàng giao dịch liên quan.