Có được thử việc hai lần không? Quy định của pháp luật về thử việc.
Có được thử việc hai lần không? Quy định của pháp luật về thử việc.
Tóm tắt câu hỏi:
Em được tuyển dụng vào làm cơ quan nhà nước. Em trình độ đại học, công việc đòi hỏi chuyên môn. Thử việc lần một em được ký thời hạn từ ngày 15/3 đến hết ngày 30/5. Theo luật thì đáng lẽ em được ký hợp đồng chính thức, nhưng sau đó cơ quan lại cho em ký
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo Điều 29 “Bộ luật lao động 2019”:
Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết
hợp đồng lao động với người lao động.2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:
Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm thử
1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 củaBộ luật Lao động , người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
Theo Điều 27 “Bộ luật lao động 2019”:
Điều 27. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Theo Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP:
Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;
b) Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy tổng thời gian thử việc với chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên là 60 ngày bên cạnh đó không được phép yêu cầu thử việc 02 lần đối với cùng một công việc. Nếu cơ quan trên ký hai hợp đồng thử việc liên tiếp với thời hạn thử việc của mỗi hợp đồng 76 ngày như trên là trái quy định của pháp luật. Trong trường hợp này bạn có quyền làm đơn tố cáo hành vi vi phạm của cơ quan gửi tới Phòng lao động, thương binh và xã hội nơi cơ quan bạn có trụ sở để được giải quyết.