Quy định về việc thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn điều tra và điều tra viên.
Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Nghị định 39/2016/NĐ-CP khi xảy ra tai nạn lao động tùy vào từng mức độ cụ thể, thì phải thành lập Đoàn điều ra tai nạn lao động cấp cơ sở; cấp tỉnh hoặc cấp trung ương
– Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở:
Việc thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở khi xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động
+ Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động, nhưng nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động khác, thì người sử dụng lao động tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đồng thời mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân tham gia Đoàn Điều tra.
– Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh:
Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh được thành lập khi có tin báo xảy ra tai nạn làm chết người hoặc làm từ 02 người bị tai nạn nặng trở lên,
Khi có tin báo về tai nạn lao động thuộc trường hợp này, Thanh tra Sở Lao động + Thương binh và Xã hội cử người đến hiện trường trong thời hạn 02 giờ và thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh.
+ Đối với các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài,, sau khi nhận đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, tiến hành Điều tra và lập biên bản xác minh tai nạn lao động.
+ Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
– Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương:
Việc thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương theo Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
+ Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương, trừ các vụ tai nạn lao động ,sự cố xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc Bộ trưởng các bộ quy định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
* Nhiệm vụ của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động
– Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
+ Quyết định tiến hành việc Điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng một trong các thành viên Đoàn Điều tra;
+ Phân công cụ thể nhiệm vụ đối với từng thành viên trong Đoàn Điều tra;
+ Tổ chức thảo luận về kết quả Điều tra vụ tai nạn lao động; quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả Điều tra tai nạn lao động;
+ Tổ chức, chủ trì cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
– Các thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
+ Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của Đoàn Điều tra;
+ Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết định của Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thì báo cáo lãnh đạo cơ quan cử tham gia Đoàn Điều tra;
+ Không được Tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình Điều tra khi chưa công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
Mục lục bài viết
1. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 17. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm;
b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động;
c) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích.
2. Phạt tiền người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ hoặc lập hồ sơ sức khỏe riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp;
c) Không có giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định;
d) Sử dụng người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động mà không có chứng chỉ huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định;
đ) Không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động;
e) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định;
g) Không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định;
h) Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa;
i) Không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết giờ làm việc.
4. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang bị nhưng không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật đối với người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Phạt tiền người sử dụng lao động vi phạm các quy định về sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo trước khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu;
d) Từ 02 đến 03 lần tổng giá trị phí kiểm định máy, thiết bị vật tư vi phạm.
6. Phạt tiền tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Huấn luyện không đúng nội dung, chương trình; không đảm bảo các điều kiện về giảng viên, cơ sở vật chất khi tổ chức huấn luyện; không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ huấn luyện mà không thực hiện huấn luyện; cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ sai đối tượng huấn luyện; thực hiện huấn luyện ngoài phạm vi quy định tại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện;
d) Từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Giả mạo hồ sơ, tài liệu trong tổ chức huấn luyện; gian lận trong hoạt động huấn luyện;
đ) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng khi có một trong các hành vi: Thực hiện hoạt động huấn luyện khi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện đã hết hiệu lực; sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo, sai sự thật để đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện.
7. Phạt tiền tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động kiểm định theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; liên tục trong 18 tháng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động kiểm định theo quy định;
c) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện hoạt động kiểm định ngoài phạm vi ghi trong theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; không thực hiện đúng quy trình kiểm định;
d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Sửa chữa nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; giả mạo hồ sơ, tài liệu khi thực hiện kiểm định; gian lận trong hoạt động kiểm định;
đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp kết quả kiểm định sai; cung cấp kết quả kiểm định mà không thực hiện kiểm định;
e) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện hoạt động kiểm định nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định đã hết hiệu lực; sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo, sai sự thật để đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
8. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng đối với kiểm định viên có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy trình kiểm định đã công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
b) Thực hiện kiểm định khi chưa có chứng chỉ kiểm định viên hoặc chứng chỉ kiểm định viên hết hiệu lực hoặc ngoài phạm vi ghi trong chứng chỉ.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động huấn luyện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động kiểm định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 của Điều này;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 7 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng chứng chỉ kiểm định viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo mức quy định đối với hành vi vi phạm về bồi dưỡng bằng hiện vật quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Buộc trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại đối với hành vi vi phạm về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân quy định tại Khoản 4 Điều này;
c) Buộc ngừng sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;
d) Buộc ngừng sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 5 Điều này;
đ) Buộc thu hồi giấy chứng nhận, chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều này;
e) Buộc thu hồi kết quả kiểm định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm đ Khoản 7 Điều này.
2. Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo, bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động
Điều 13. Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo, bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng
1. Việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên và sự cố nghiêm trọng;
b) Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động nặng làm bị thương 01 người lao động, sự cố nghiêm trọng;
c) Thanh tra lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên; điều tra lại tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng đã được người sử dụng lao động điều tra nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc khi xét thấy cần thiết;
d) Trong quá trình điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Thanh tra lao động, người sử dụng lao động phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đề nghị chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự;
đ) Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê và định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động.
2. Việc thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải lập hồ sơ sức khỏe đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế, lao động;
b) Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thủ tục, trình tự thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Xử phạt hành chính khi báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động
Xử phạt hành chính khi báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Điều 133 “Bộ luật lao động năm 2019” có quy định người sử dụng lao động phải tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động:
Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều 146 “Bộ luật lao động năm 2019” có quy định về các hành vi bị cấm trong an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
2. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Vì vậy mà việc vi phạm các quy định trên sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động , bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Điều 16. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch hoặc thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Không kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc;
c) Không cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
d) Không thống kê, báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
4. Thời hạn điều tra tai nạn lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Luật Dương Gia cho tôi xin hỏi câu hỏi như sau: Công ty tôi có công nhân bị tai nạn giao thông (TNGT) trên đường đi làm, có chị làm chung chứng kiến vụ việc. Vậy theo điểm c) Khoản 5 Điều 35
Luật sư tư vấn:
Khoản 5 Điều 35
“5. Người sử dụng lao động và các cá nhân liên quan đến tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng phải có nghĩa vụ hợp tác với Đoàn điều tra, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan và không được từ chối hoặc cản trở quá trình điều tra.
Trường hợp tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn điều tra một trong các giấy tờ sau đây:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn;
b) Biên bản điều tra tai nạn giao thông;
c) Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động.”
Luật sư tư vấn thời hạn điều tra tai nạn lao động:1900.6568
Theo quy định trên, trường hợp không có biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn hoặc biên hản điều tra tai nạn giao thông thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn giao thông theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động.
Khoản 9 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định Trách nhiệm công bố
“a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố thông tin nếu việc điều tra vụ tai nạn lao động quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động; Ủy ban nhân dân cấp xã công bố thông tin nếu vụ tai nạn lao động do Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản;”
Theo quy định trên, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm công bố thông tin nếu vụ tai nạn do ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. Hiện nay không có văn bản hướng dẫn về việc ủy ban nhân dân cấp xã phải công bố thông tin về vụ tai nạn trong thời hạn bao lâu kể từ ngày xảy ra tai nạn.