Giải đáp một số nhận định trong pháp luật dân sự. Một số hiểu biết về pháp luật.
Giải đáp một số nhận định trong pháp luật dân sự. Một số hiểu biết về pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi những nhận định sau là đúng hay sai và tại sao? 1. “Người có quyền chiếm hữu và định đoạt một vật là chủ sở hữu của vật đó.” 2. “Chỉ có pháp luật mới được Nhà nước cho phép tồn tại.” 3. “Quan hệ pháp luật có cấu trúc xác định chặt chẽ” 4. “Chỉ có chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mới là chủ thể của vi phạm pháp luật.” 5. “Chỉ quy phạm pháp luật mới mang tính giai cấp.” 6. “Người say rượu là người có năng lực hành vi dân sự hạn chế.” 7. “Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ là cá nhân. ” 8. “Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm đồng nhất với nhau.” 9. “Hình phạt là trách nhiệm pháp lý của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự phải gánh chịu.” 10. “Tội phạm và người phạm tội là hai khái niệm đồng nhất với nhau.” Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Người có quyền chiếm hữu và định đoạt một vật là chủ sở hữu của vật đó
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân có đủ ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
Căn cứ Điều 182, Điều 192, Điều 195 “Bộ luật dân sự 2015” thì:
– Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản;
– Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
– Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
Chủ sở hữu có đủ quyền cả ba quyền năng trên. Tuy nhiên, người nắm giữ quyền chiếm hữu, quyền định đoạt chưa chắc là chủ sở hữu đối với tài sản. Bởi lẽ, người nắm giữ quyền chiếm hữu, quyền định đoạt có thể thông qua việc chủ sở hữu ủy quyền quy định tại các Điều 186, Điều 194, Điều 198 “Bộ luật dân sự 2015”.
Như thế, khẳng định trên là sai theo phân tích trên.
2. Chỉ có pháp luật mới được Nhà nước cho phép tồn tại.
Nhà nước xuất hiện kể từ khi xã hội loại người bị phân chưa thành những lực lược giai cấp đối kháng nhau. Nhà nước được tạo thành với mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động xã hội trong quốc gia.
Nhà nước xuất hiện thì pháp luật xuất hiện. Trước khi có pháp luật, các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng đạo đức, tập quán. Do đó, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội hiện tại không chỉ bằng pháp luật mà còn có đạo đức và tập quán xã hội. Nhà nước không chỉ sử dụng pháp luật để tác động mà còn sử dụng đạo đức và tập quán để điều chỉnh.
3. Quan hệ pháp luật có cấu trúc xác định chặt chẽ
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh trong đó các bên tham gia có các quyền và nghĩa vụ tương ứng do nhà nước quy định. Thành phần quan hệ pháp luật bao gồm:
– Chủ thể quan hệ pháp luật;
– Nội dung quan hệ pháp luật;
– Khách thể quan hệ pháp luật;
Như thế, quan hệ pháp luật có các bộ phận tạo nên được kết nối với nhau một cách chặt chẽ, tạo thành một tổng thể, một thể thống nhất.
Do đó, khẳng định trên là đúng.
4. Chỉ có chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mới là chủ thể của vi phạm pháp luật.
Chủ thể vi phạm pháp luật không chỉ bao gồm chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm phạm luật. Đó còn có thể là chủ thể giúp sức, chủ thể xúi giục, chủ thể chủ mưu. Các chủ thể này cũng là chủ thể vi phạm pháp luật.
Như thế khắng định trên là sai
5. Chỉ quy phạm pháp luật mới mang tính giai cấp
Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”. Pháp luật ra đời cùng sự ra đời của nhà nước, gắn liền với nhà nước. Theo học thuyết Mác Lênin, pháp luật chỉ ra đời, tồn tại trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của xã hội đó. Tính giai cấp thể hiện ý chỉ của một bộ phần này đối với một bộ phận khác. Tính giai cấp xuất hiện khi nhà nước xuất hiện. Do đó, tính giai cấp không chỉ tồn tại trong quy phạm pháp luật mà còn tồn tại trong nhà nước.
6. Người say rượu là người có năng lực hành vi dân sự hạn chế
Căn cứ Điều 23 “Bộ luật dân sự 2015” thì người hạn chế năng lực hành vi dân sự là người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như thế, Người say rượu cũng là người sử dụng chất kích thích nhưng chưa thỏa mãn điều kiện về hậu quả dẫn đến phá tán tài sản, chưa có bản bản quyết định của
Vì vậy, khẳng định trên là sai.
7. Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ là cá nhân
Quan hệ pháp
Như thế, khẳng định trên là Sai.
8. Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm đồng nhất với nhau
Quyền con người là quyền tự nhiên, không có bất kỳ giai cấp nào chi phối. Quyền công dân chứa đựng bên trong quyền con người nhưng do Nhà nước thừa nhận và do một giai cấp chi phối.
Do đó, khẳng định trên là sai.
9. Hình phạt là trách nhiệm pháp lý của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự phải gánh chịu
Căn cứ Điều 26 “Bộ luật hình sự 2015” thì:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.
Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định.
Như thế, hình phạt là biện pháp cưỡng chế áp dụng với chủ thể vi phạm các quy định trong “Bộ luật hình sự 2015”. Những hành vi vi phạm pháp luật khác không vi phạm quy định trong “Bộ luật hình sự 2015” thì không phải chịu hình phạt.
Do đó, khẳng định trên là sai.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
10. Tội phạm và người phạm tội là hai khái niệm đồng nhất với nhau.
Căn cứ Điều 8 “Bộ luật hình sự 2015” thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Như thế, tội phạm là hành vi, còn người phạm tội là chỉ một chủ thể (con người). Do vậy, hai khái niệm trên không đồng nhất với nhau.
Khẳng định trên sai.