Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn đường sắt. Căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn đường sắt. Căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: Bố tôi bị tai nan giao thông đường sắt có được bồi thường không? Ngày 11/5, khi đi từ nhà qua đường sắt (đường sắt chạy qua nhà tôi nhưng không có biển báo, tàu không còi) khi tàu qua thì va vào bố tôi?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Thông thường đối với đường sắt nằm trong khu vực dân cư phải có barie hoặc dào chắn ngang, khi có tín hiệu tàu sắp đến thì phải có tín hiệu để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt đồng thời phải có người bên phía đường sắt luôn túc trực để xử lý khi tàu đi đến. Bạn không nói rõ, ở chỗ bạn có đảm bảo đủ điều kiện như trên hay không?
Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
"1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó."
Như vậy, để có căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại, phải xác định lỗi gây ra thiệt hại của bên nào?
* Trường hợp thứ nhất, lỗi gây ra tai nạn của một bên.
– Trong trường hợp lỗi gây ra thiệt hại không thuộc về ngành đường sắt thì tổ chức, cá nhân gây ra vụ tai nạn đó vì các hành vi như: không chấp hành tín hiệu đèn, biển báo đường sắt khi có tàu chạy đến mà vẫn cho phương tiện chạy qua đường sắt, hoặc để các chướng ngại vật dẫn đến tai nạn giao thông đường sắt phải tiến hành bồi thường thiệt hại.
– Trong trường hợp lỗi gây ra thiệt hại thuộc về ngành đường sắt do ngành đường sắt không bố trí tín hiệu đèn, biển báo giao thông đường sắt hay người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt không tuân thủ tín hiệu đèn hay biển báo giao thông đường sắt mà gây ra tai nạn thì ngành đường sắt sẽ phải tiến hành việc bồi thường thiệt hại.
* Trường hợp thứ hai, lỗi gây ra tai nạn của cả hai bên thì việc bồi thường thiệt hại sẽ do các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì việc bồi thường thiệt hại sẽ được tiến hành theo quyết định của có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, bạn cần xác định rõ, trường hợp của bố bạn nằm trong trường hợp nào? Nếu như bạn trình bày là đúng, khi tàu chạy đến không có thông báo, tín hiệu thì lỗi gây ra thiệt hại hoàn toàn do ngành đường sắt, do đó bố bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
* Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm theo quy định tại Điều 608 Bộ luật dân sự 2005:
– Tài sản bị mất;
– Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
* Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
– Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm theo quy định tại Điề 609 Bộ luật dân sự 2005:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
– Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 609 Bộ luật dân sự 2005 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.