Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
khi cả nhà đi làm, có người vô đập cửa , bế kính, tét cánh cửa cái. Khi về đến nhà tôi có gọi họ đến nói chuyện thì họ thuê thêm 02 côn đồ xuống, nói chuyện chưa lâu , họ đánh tôi, túm tóc, vậy thưa luật sư , tôi kiện họ tội gì, khi không thuộc tội hình sự thì công an xã có thể phạt họ mấy tội??
Luật sư tư vấn:
Đối với trường hợp của bạn, bạn có thể sử dụng nhiều cách để xử lý. Thứ nhất bạn có thể trình báo để cơ quan có thẩm quyển xử phạt hành vi đập, phá của nhà bạn và thuê người khác đánh bạn đồng thời buộc họ phải bồi thường cho bạn, theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 5 và điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013 NĐ-CP:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:1900.6568
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;
i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;
m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.”
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;
c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm phápluật mà có;
e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.”
Thứ hai, bạn có thể khởi kiện dân sự buộc họ bồi thường thiệt hại cho bạn. Căn cứ Điều 604, Điều 608, Điều 609 “Bộ luật dân sự 2015”:
“Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
“Điều 608. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.”
“Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ 2 triệu đồng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 143 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định:
1.Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Thứ ba, nếu bạn bị đánh mà có sự suy giảm về sức khỏe bạn có thể tố cáo với cơ quan công an về hành vi cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự năm 2015”:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
Như vậy, bạn có thể tùy chọn các cách khác nhau để xử lý vấn đề này, bạn có thể khỏi kiện dân sự hay hành chính để được bồi thường thiệt hại hoặc bắt họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, truy cứu trách nhiệm hình sự vì họ đã có hành vi thuê người đánh bạn.
Mục lục bài viết
1. Xử lý hành vi hủy hoại rừng đặc dụng
Tóm tắt câu hỏi:
Thân ái kinh chào luật sư! Vào tháng 4 năm 2013 cơ quan chúng tôi (hạt kiểm lâm rừng đặc dụng) phát hiện 3.500m2 bị chặt phá trái pháp luật cơ quan đã tiến hành lập biên bản kiểm tra vì không xác định được đối tượng phá. Đến ngày 09/4/2015 thì phát hiện đối tượng phá rừng đang thu hoạch sắn. Qua đấu tranh thì đối tượng vi phạm cũng thừa nhận hành vi của mình và ký vào biên bản vi phạm hành chính. Theo quy định tại Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định xử phạt hành chính về quản lý rừng, bảo vệ rừng thì trường hợp trên vượt khung xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự (phá rừng đặc dụng đến 1.000m2). Cơ quan tiến hành điều tra và trưng cầu giám định về giá trị thiệt hại rừng bị hủy hoại, xác định loại gỗ, nhóm gỗ, khối lượng bị phá hoại; tất cả đều tính ra tiền Việt Nam đồng nhưng không thể trưng cầu theo yêu cầu được vì hiện trường không còn gì để giám định nên không thể truy cứu về mặt hình sự được. Như vậy trường hợp này có xử phạt vi phạm hành chính được không? Căn cứ pháp lý? Nếu không xử lý vi phạm hành chính mà áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có được không? Căn cứ pháp lý?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 20 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản:
Người có hành vi chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c dưới 1.500 m2.
b) Rừng sản xuất dưới 800 m2.
c) Rừng phòng hộ dưới 500 m2.
d) Rừng đặc dụng dưới 200 m2.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ 1.500 m2 đến 5.000 m2.
b) Rừng sản xuất từ 800 m2 đến 1.000 m2.
c) Rừng phòng hộ từ 500 m2 đến 800 m2.
d) Rừng đặc dụng từ 200 m2 đến 300 m2.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2.
b) Rừng sản xuất từ trên 1.000 m2 đến 2.000 m2.
c) Rừng phòng hộ từ trên 800 m2 đến 1.500 m2.
d) Rừng đặc dụng từ trên 300 m2 đến 500 m2.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2.
b) Rừng sản xuất từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.
c) Rừng phòng hộ từ trên 1.500 m2 đến 2.000 m2.
d) Rừng đặc dụng từ trên 500 m2 đến 700 m2.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2.
b) Rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2.
c) Rừng phòng hộ từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.
d) Rừng đặc dụng từ trên 700 m2 đến 1.000 m2.
6. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b, c, i khoản 1 Điều 28
Theo như thông tin bạn cung cấp, hạt kiểm lâm rừng đặc dụng đã phát hiện 3.500m2 bị chặt phá trái pháp luật, với diện tích rừng đặc dụng bị phá hoại như vậy thì đã vượt quá mức tối đa xử phạt hành chính. Chính vì thế không áp dụng hình thức xử lý hành chính trong trường hợp này.
Khoản 7 Điều 20 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả, theo đó điểm b, c, i khoản 1 Điều 28
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính.
Căn cứ Điều 189 “Bộ luật hình sự năm 2015” quy định về tội hủy hoại rừng:
1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;
d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;
b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
3.5. Về một số tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 189 Bộ luật hình sự.
a) “Huỷ hoại diện tích rừng rất lớn” là trường hợp huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Ví dụ: Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 10.000m2. Trần Đình S phá rừng sản xuất với diện tích là 30.000m2. Hành vi phạm tội của S thuộc trường hợp huỷ hoại diện tích rừng rất lớn.
Mức tối đa xử phạt hành chính tối đa với hành vi phá rừng đặc dụng là 1.000m2, trong khi đó diện tích rừng bị phá ở đây là 3.500m2. Do đó, người thực hiện hành vi phá rừng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 189 “Bộ luật hình sự năm 2015”). Căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự ở đây là diện tích rừng bị hủy hoại và không phụ thuộc vào giá trị cây bị chặt phá nên không cần trừng cầu giám định để xác định giá trị thiệt hại. Như vậy, không cần trưng cầu giám định giá trị cây bị chạt vẫn có thể khởi tố người phá rừng căn cứ vào diện tích rừng bị phá.
Về xử phạt hành chính hành vi phá rừng, tại điểm a khoản 1 Điều 6
1. Không ra
c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;
2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra
Như vậy trường hợp này không ra quyết định xử phạt hành chính nữa nhưng vẫn có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Tóm lại, nếu có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án. Trường hợp không đủ căn cứ khởi tố, cơ quan có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt hành chính về đã hết thời hiệu nhưng có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Xử lý hành vi xúc phạm danh dự và hủy hoại tài sản người khác
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Luật sư! tôi xin được tư vấn trường hợp như sau: Ba Mẹ tôi sinh thời có nhận một người con trai làm con nuôi và nuôi từ khi anh bị bỏ tại bệnh viện từ ngày sinh đầu tiên. Ba tôi đã qua đời, mẹ tôi chia đất tổ tiên cho anh em mỗi người một mảnh nhỏ. Anh trai tôi dù là con nuôi nhưng cũng được phần đất lớn nhất. Trong gia đình tôi có 02 chị gái của tôi không được chia đất vì kinh tế 2 chị lúc đó cũng tạm ổn hơn các anh em còn lại. Mẹ tôi cũng để lại 1 phần đất để ở và để làm nhà thờ hương hỏa sau này. Anh trai tôi hiện có 3 con trai. Nay anh muốn giành luôn nhà hương hỏa của mẹ tôi để làm nhà riêng cho con trai cả (đang học đại học). Rất nhiều lần anh đòi đục tường sang nhà mẹ tôi (chung tường) để cho con trai lớn sang ở, hoặc đòi xây thêm phòng cho con trai lớn ở ngay trong nhà mẹ tôi. Nhưng mẹ tôi không cho. Hiện tại vì sợ bị giành đất sau này nên mẹ tôi đã ra phường làm tờ di chúc, trong đó nêu rõ đất đai đã chia hết cho các con. Nhà mẹ tôi đang ở sau này sẽ làm nhà thờ, không ai được ở trong ngôi nhà đó ngoài việc thắp hương thờ phụng. Tôi có chị gái đầu, nhà sát với nhà mẹ, chị tôi không có gia đình. Nên anh trai tôi cũng nhăm nhe giành nhà đó luôn cho con tai út (3 tuổi). Anh trai tôi đi rêu rao quanh xóm là nhà đang ở sẽ cho con trai giữa, nhà mẹ tôi đang ở sẽ là nhà của con trai lớn. Nhà chị gái tôi đang ở sẽ là nhà của con trai út anh ấy. Biết rõ ý đồ nên mẹ tôi làm giấy tờ để phòng thân. Thấy được việc giành nhà, đục tường, xây phòng bị từ chối, nên anh trai tôi thường xuyên tìm lý do quậy phá, chưi bới mẹ tôi và các anh em tôi. Tôi là con gái út, nhà ở phía ngoài cùng. Nay tôi đã chuyển đi chỗ khác sinh sống. Chỗ nhà mẹ cho (32m) tôi mở quầy tạp hóa buôn bán. Nhưng vì thấy việc tôi mua được nhà, làm ăn buôn bán được nên anh trai tôi đâm ra thù ghét. 2 vợ chồng tìm lý do từ 2 đứa con nít (con tôi 4 tuổi và con anh tôi 3.5 tuổi) để gây chuyện và đánh tôi. Sáng hôm sau qua quán nhục mạ chồng tôi và lớn tiếng đuổi chồng tôi đi chỗ khác sinh sống. Vợ chồng tôi có một xe tải nhỏ để đi giao hàng. Hằng ngày và tối xe đậu trước vỉa hè nhà chị gái và nhà má tôi. Nhưng anh trai tôi hăm he không được để xe ở đó và có ý định phá hoại xe của tôi. Vậy, để đề phòng vấn đề xảy ra trước khi mọi chuyện đã lỡ. Kính nhờ luật sư tư vấn giúp các vấn đề sau đây:
1. Tôi phải làm gì để giúp mẹ tôi bớt bị chửi bới.
2. Trường hợp anh tôi vẫn cố tình đục tường sang thì tôi và các chị em nên kiện tụng và thu thập chứng cứ như thế nào?
3. Trường hợp mẹ tôi mất đi, gia đình chị em tôi nên làm như thế nào để ngôi nhà mẹ tôi đang ở được yên bình là ngôi nhà hương hỏa cho Ba, Mẹ và 3 chị gái không có gia đình của tôi (hiện tại bàn thờ ba tôi và 2 chị gái đang ở đó) mà để anh trai nuôi của tôi không được xâm phạm với bất cứ lý do nào.
4. Tôi nên làm gì để đề phòng anh tôi phá hoại tài sản xe cộ và cửa hàng của mình.
5. Trường hợp bị phá hoại xảy ra, tôi nên thu thập chứng cứ gì, nên khởi kiện tại đâu. Và trường hợp anh tôi chây ì không tham gia kiện tụng thì tôi nên xử lý như thế nào?
Rất mong nhận được phản hồi của Luật Sư. Tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc Quý văn phòng mình sức khỏe và ngày càng phát triển. Trân trọng!
Luật sư tư vấn:
1. Hành vi chửi bới lăng nhục:
Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ,…
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 144/2016/QH13, lùi hiệu lực thi hành Bộ luật hình sự 2015, nay vẫn áp dụng quy định tại “Bộ luật hình sự 2015” và “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009.
Người nào có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người khác, làm nhực người khác, căn cứ Điều 121 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội làm nhục người khác như sau:
“Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự, anh trai bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Như vậy, để chấm dứt hành vi vi phạm của người anh trai nuôi, bạn hoặc mẹ bạn làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp xã nơi mẹ bạn đang cư trú để được giải quyết.
2. Xâm phạm tài sản của người khác:
Khoản 2 Điều 9 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
a) Công nhận quyền dân sự của mình;
b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
đ) Buộc bồi thường thiệt hại.“
Điều 255 Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền bảo vệ tài sản của chủ sở hữu như sau: Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.
Nếu anh bạn cố tình đục tường nhà mẹ bạn, phá xe và cửa hàng của vợ chồng bạn thì bạn có quyền yêu cầu anh bạn chấm dứt hành vi của mình và phải bồi thường thiệt hại khi gây thiệt hại cho gia đình bạn.
Bạn có thể tiến hành thủ tục khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết hoặc làm đơn tố cáo gửi tới Cơ quan công an cấp huyện nếu giá trị tài sản bị hủy hoại từ 2.000.000 đồng trở lên.
Bạn và mẹ bạn có thể thu thập chứng cứ về hành vi anh bạn xâm phạm tài sản của mọi người gồm có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với những tài sản bị xâm phạm và các chứng cứ khác cho thấy hành vi phá hoại, xâm phạm tài sản không thuộc quyền sở hữu của anh bạn (hình ảnh cho thấy mức độ bị phá hoại, lời khai của hàng xóm, những ngwòi chứng kiến…).
3. Ngôi nhà hương hỏa cho ba mẹ bạn:
Ðiều 670 Bộ luật dân sự 2005 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau: “Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.”
Như vậy, nếu trong di chúc mẹ bạn nêu rõ căn nhà đó sẽ được dùng vào việc thờ cúng thì những người thừa kế của mẹ bạn (anh chị em bạn) không có quyền yêu cầu chia thừa kế đối với phần di sản đó, không ai có quyền chuyển nhượng căn nhà đó.
3. Hành vi cố ý đánh người và hủy hoại tài sản người khác xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Nhờ cty tư vấn giúp tôi sự việc như sau: tôi bị người ta đánh bị thương và bị đạp xe honda, tôi có báo công an đến lập biên bản. Sau đó công an mời tôi và người đánh tôi đến để giải quyết. Nhưng bên kia không chịu bồi thường tiền thuốc và tiền sửa xe cho tôi. Vì vậy ubnd xã chỉ ra quyết định xử phạt hành chính người đánh tôi với hành vi xâm hại sức khoẻ người khác nhưng không phạt hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác. Tôi yêu cầu công an xã cho tôi xin quyết định hoặc thông báo cho tôi biết kết quả xử phạt như thế nào nhưng họ không cho. Cho tôi hỏi tôi có quyền yêu cầu họ cho tôi quyết định được không? Nếu không có quyết định tôi có quyền yêu cầu xử phạt thêm hành vi huỷ hại tài sản người khác được không? Xin chân thành cảm ơn quý công ty rất nhiều!
Luật sư tư vấn:
Đối với hành vi xâm phạm sức khỏe và hủy hoại tài sản của bạn thì sẽ xử lý như sau:
– Về trách nhiệm dân sự:
Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Theo đó, người có hành vi đánh và đạp xe của bạn có trách nhiệm phải bồi thường với những thiệt hại mà họ gây ra cho bạn.
– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự 2015, gồm:
+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
– Tài sản do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Khoản bồi thường thiệt hại bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận nhưng không quá 50 lần mức lương cơ sở.
Do đó, bạn có quyền yêu cầu người đánh và đạp xe của bạn bồi thường những thiệt hại nêu trên. Trường hợp họ không chấp nhận bồi thường bạn có quyền khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú để được giải quyết.
– Trách nhiệm hành chính:
Trường hợp hành vi đánh người và hủy hoại tài sản của người kia đối với abnj chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đó sẽ bị xử phạt hành chính theo các quy định sau:
– Đối với hành vi xâm hại sức khỏe của bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e) Khoản 3 Điều 5
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;”
– Đối với hành vi hủy hoại tài sản người khác sẽ bị xử phạt hành chính tại điểm a) Khoản 2 Điều 15
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;”
Trường hợp ủy ban nhân dân xã chỉ ra quyết định xử phạt về hành vi xâm hại sức khỏe của bạn mà không xử phạt về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của bạn thì bạn có quyền khiếu nại tới Ủy ban nhân dân huyện để được giải quyết.
– Trách nhiệm hình sự:
+ Với hành vi đánh bạn, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 104 “Bộ luật hình sự năm 2015”:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
….”
+ Về hành vi đạp xe của bạn người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác theo quy định tại Điều 143 “Bộ luật hình sự năm 2015”, sửa đổi bổ sung năm 2009:
“Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
…”.
Bạn có thể làm đơn tường trình sự việc gửi tới cơ quan công an cấp huyện nơi người có hành vi vi phạm đang cư trú để giải quyết.
4. Hủy hoại tài sản người khác bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi em và chị A có mâu thuẫn nhưng em vô tình làm lọt xe xuống ao, và chị A có yêu cầu bồi thường lại xe khác nhưng em không có tiền và em có thương lượng với chị A mà chị không chịu. Vậy theo luật em có bị ở tù hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, giữa bạn và người A có xảy ra mâu thuẫn, bạn vô ý làm xe lọt xuống ao. Nếu bạn cố ý hủy hoại tài sản của chị A, giá trị tài sản từ 2 triệu đồng trở lên thì bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội hủy hoại tài sản theo quy định tại Điều 143 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm a) Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Luật sư tư vấn hủy hoại tài sản người khác bị xử lý như thế nào:1900.6568
Đồng thời, bạn phải bồi thường thiệt hại cho người A các khoản theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
– Thiệt hại khác do luật quy định.