Trong quan hệ pháp luật, không ít trường hợp các bên tham gia quan hệ pháp luật lẩn tránh pháp luật. Lẩn tránh pháp luật là hành vi không được chấp nhận Vậy lẩn tránh pháp luật là gì? Lẩn tránh pháp luật được công nhận khi nào?
Mục lục bài viết
1. Lẩn tránh pháp luật là gì?
Lẩn tránh pháp luật là hiện tượng đương sự dụng những biện pháp cũng như thủ đoạn để thoát khỏi hệ thống pháp luật đãng nhẽ phải được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ và nhằm tới một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn cho mình.
Các biện pháp, thủ đoạn: di chuyển trụ sở, thay đổi nơi cư trú, thay đổi quốc tịch, chuyển động sản thành bất động sản…
VD: Một cặp vợ chồng xin li hôn ở nước A không được vì các điều kiện cấm li hôn, họ chạy sang nước B, nơi mà ở đó điều kiện li hôn dễ dàng hơn để được phép li hôn.
* Nguyên nhân: Nguyên nhân của hiện tượng này là vì mỗi quốc gia trên thế giới đều có hệ thống quy phạm xung đột riêng của mình. Chính vì vậy, cùng một vụ việc nhưng cách giải quyết ở các quốc gia khác nhau sẽ rất khác nhau. Đây chính là cơ sở làm phát sinh hiện tượng lẩn tránh pháp luật trong tư pháp quốc tế.
2. Hệ quả của lẩn tránh pháp luật:
Hầu hết các nước trên thế giới đều xem đây là hiện tượng không bình thường và đều hạn chế hoặc ngăn cấm. Pháp luật không cho rằng hiện tượng lẫn tránh pháp luật là một hành vi bất hợp pháp. Ví dụ: thực tiễn tư pháp ở Pháp cho thấy,
Ở nước ta, hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế hầu như chưa có, nhưng trong các văn bản pháp luật đã ban hành từng có những quy định cấm các trường hợp lẩn tránh. Ví dụ: Theo Khoản 4 Điều 6 Pháp lệnh về Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993, thì “Việc kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài được tiến hành ở nước ngoài và tuân theo pháp luật nước đó về nghi thức kết hôn thì được công nhận tại Việt Nam, trừ trường hợp việc kết hôn đó có ý định rõ ràng là để lẩn tránh các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn”;
Ví dụ: Theo Khoản 1, 2 Điều 767 Bộ luật Dân sự, thừa kế theo pháp luật liên quan đến bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản và thừa kế theo pháp luật liên quan đến động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Vậy, nếu A có quốc tịch nước ngoài có để lại tài sản ở Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng nếu tài sản là bất động sản và pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng nếu tài sản là động sản. Theo pháp luật Việt Nam, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó (Điều 669 BLDS).
Quy định này bất lợi cho người muốn để lại toàn bộ di sản cho một người nào đó. Tuy nhiên, một số nước không có quy định này, người có di sản muốn để lại toàn bộ di sản cho bất cứ người nào mà họ muốn. Nếu A có bất động sản tại Việt Nam thì phải áp dụng pháp luật Việt Nam. Để tránh quy định của pháp luật Việt Nam, A sẽ tìm cách biến bất động sản tại Việt Nam thành động sản để có thể áp dụng pháp luật của nước mà mình mang quốc tịch. Ví dụ, bất động sản của A là một căn nhà, A sẽ chuyển căn nhà này thành giá trị phần vốn góp trong công ty, giá trị phần vốn góp trong doanh nghiệp là động sản, và luật thực chất áp dụng giải quyết quan hệ thừa kế này sẽ là luật của nước mà A mang quốc tịch, A đã tránh không áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam bằng chính quy phạm xung đột của pháp luật Việt Nam.
3. Lẩn tránh pháp luật có được công nhận ở trường hợp nào không?
Tóm tắt câu hỏi:
Lẩn tránh pháp luật có được công nhận ở trường hợp nào không? Bảo lưu trật tự công cộng là loại bỏ hết pháp luật nước ngoài có đúng không? Giải quyết tranh chấp về tài sản của người không có hôn ước và có yếu tố nước ngoài thì giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn:
* Lẩn tránh pháp luật có được công nhận ở trường hợp nào không?
Lẩn tránh pháp luật là hiện tượng đương sự dung những biện pháp cũng như thủ đoạn để thoát khỏi hệ thống pháp luật đáng nhẽ phải được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ và nhằm tới một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn cho mình.
Các biện pháp, thủ đoạn: di chuyển trụ sở, thay đổi nơi cư trú, thay đổi quốc tịch, chuyển động sản thành bất động sản…
Ví dụ: A có vợ là B đang mang thai ở tháng thứ 7, và hai người đang cư trú tại nước C, tuy nhiên tại nước C có quy định chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang mang thai và nuôi con dưới 12 tháng, vì muốn ly hôn B nên A đã tìm mọi cách để chuyển nơi cư trú của A và B về nước D để có thể được tiến hành đơn phương ly hôn.
Các nước đều coi đây là hiện tượng không bình thường và đều tìm cách hạn chế hoặc ngăn cấm…Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì mọi hành vi lẩn tránh pháp luật là vi phạm và không được chấp nhận.
* Bảo lưu trật tự công cộng là loại bỏ hết pháp luật nước ngoài có đúng không?
Trong tư pháp quốc tế, bảo lưu trật tự công cộng được sử dụng “ khi cơ quan có thẩm quyền sử dụng các quy phạm xung đột của quốc gia dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài, nhưng không áp dụng hệ thống pháp luật nước ngoài đó (mà trên thực tế đáng lẽ sẽ được áp dụng), hoặc không thừa nhận hiệu lực phán quyết của toà án nước ngoài, do phán quyết đó làm phát sinh một tình thế trái với các nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật của mình hoặc nếu xét thấy việc áp dụng pháp luật nước ngoài là vi phạm các quy định có tính chất thiết lập nền tảng chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội của quốc gia mình, nhằm bảo vệ trật tự công quốc gia”.
Khi vận dụng và thực hiện các quy phạm xung đột, đôi khi trong thực tế xuất hiện hiện tượng các cơ quan tư pháp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền không áp dụng luật nước ngoài, nếu việc áp dụng đó chống lại trật tự công cộng của nước mình.
Việc áp dụng nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực của quy phạm xung đột, cụ thể là hiệu lực của quy phạm xung đột sẽ bị triệt tiêu: Quy phạm xung đột dẫn chiếu tới hệ thống pháp luật nước ngoài, nhưng luật nước ngoài không được áp dụng bởi nó trái với trật tự công thì việc dẫn chiếu đó là vô nghĩa, hay chính là việc chọn một hệ thống pháp luật không áp dụng được trên thực tế, điều đó làm quy phạm xung đột mất hiệu lực.
Ví dụ: việc áp dụng quy phạm xung đột tại đoạn 1 khoản 1 Điều 126
3. Giải quyết tranh chấp về tài sản của người không có hôn ước và có yếu tố nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 663
“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”
Do vậy, đối với thắc mắc giải quyết tranh chấp tài sản không có hôn ước và có yêu tố nước ngoài như thế nào? Đối với thắc mắc này sẽ giải quyết như trường hợp tranh chấp tài sản có yếu tố nước ngoài.
Đối với những tranh chấp tài sản có yếu tố nước ngoài sẽ có những nét đặc thù về trình tự thủ tục giải quyết, do vậy cần:
+ Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản có yếu tố nước ngoài.
+ Xác định Luật được áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản có yếu tố nước ngoài.