Quyền lợi của công nhân khi sát nhập chuyển đổi công ty như thế nào? Chính sách đối với người lao động dôi dư.
Quyền lợi của công nhân khi sát nhập chuyển đổi công ty như thế nào? Chính sách đối với người lao động dôi dư.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi các chuyên gia tư vấn Công ty luật Dương gia! Tôi có vấn đề sau kính nhờ chuyên gia xem xét giúp đỡ: Tôi là công nhân của xí nghiệp quốc doanh cơ khí nông nghiệp. Năm 1997, XN chia thành các đội nhỏ độc lập tại các địa bàn khác nhau. Toàn bộ Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị máy móc và công nhân đội chúng tôi được góp vào để thành lập Công ty sản xuất vật liệu xây dựng.Tôi lái máy kéo cho đội đến 2001 chuyển sang lái máy xúc đất cho công ty SX VLXD. Năm 2002, theo nghi định 41 tôi thuộc diện công nhân dôi dư, chưa đủ tuổi và năm công tác để nghỉ hưu nên tôi phải nghỉ việc nhưng vẫn đóng bảo hiểm tự nguyện tại công ty đến 10.2013. Năm 2003 công ty cổ phần hoá danh nghĩa, trang thiết bị của XN cũ được bán thanh lý để góp vốn SX VLXD. Trong danh sách công nhân CKNN cũ được hưởng vốn góp khi thành lập không có tên tôi (lý do là do tôi đã nghỉ việc từ 2002 ?). Ban lãnh đạo công ty nói sẽ chia lại cho công nhấn CKNN cũ khi công ty làm ăn có lãi ( Các đội nhỏ của công ty CKNN hoạt động 1 thời gian sau đó giải thể, các công nhân được chia tài sản hoặc tiền sau khi hoá giá tài sản ). Tháng 3 năm 2016 Công ty bán cho tư nhân nhưng tôi không được biết. Những công nhân CKNN ở lại công ty được tính mỗi năm công tác khoảng 2 triệu. Vừa qua tôi đến công ty ( Toàn bộ công nhân, viên chức vẫn còn nguyên, giám đốc trở thành cố vấn – thực chất là dựng lên người khác để thâu tóm công ty quốc doanh ) – Lãnh đạo công ty nói rằng do tôi không theo đến khi cổ phần nên không được chia phần vốn góp khi sát nhập.Tôi chỉ gửi bảo hiểm tại công ty chứ không có quyền lợi gì?.Tuy nhiên đến 2005 công ty vẫn nâng 1 bậc lương để tôi đóng bảo hiểm tăng( Do trước đó tôi thi liên 2 bậc khi đội sx của tôi vẫn còn hoạt động trong lòng công ty SX VLXD) Kính mong các chuyên gia xem giùm họ trả lời như vậy có đúng không? Tôi phải làm gì để được quyền lợi ở đáng lẽ được hưởng vì đã chuyễn giao công ty xong cách đây mấy tháng rồi ? Xin cám ơn nhiều! ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH;
– Nghị định số 155/2004/NĐ-CP,
– Nghị quyết số 07/2007/NQ-CP,
– Nghị định số 110/2007/NĐ-CP;
– i Nghị định số 25/CP;
– Nghị định số 204/2004/NĐ-CP,
– Nghị định số 205/2004/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Chế độ đối với lao động dôi dư: lao động không bố trí được việc làm ở công ty cổ phần tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp thuộc đối tượng của ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì giải quyết theo quy định tại Nghị định 91/2010/NĐ-CP và Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.Nghị định 91/2010/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội làm chủ sở hữu (sau đây gọi chung là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu) được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội theo quy định về chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhưng chưa giải quyết chính sách lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002, Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2004, Nghị quyết số 07/2007/NQ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2007, Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ, nay tiếp tục thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:
1. Cổ phần hóa, giao, bán.
2. Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
3. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp.
4. Giải thể, phá sản.
Xác định đối tượng áp dụng theo Điều 2 Nghị định 91/2010/NĐ-CP như sau:
“1. Người lao động dôi dư đang thực hiện
hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại Điều 1 Nghị định này, gồm:a) Người lao động được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Nghị định này trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước), gồm:
– Người lao động đang làm việc, khi sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm, nhưng không bố trí được việc làm;
– Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của công ty nhưng không có việc làm (đang chờ việc), tại thời điểm sắp xếp lại, công ty vẫn không bố trí được việc làm.
b) Người lao động được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định này trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 (thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ).
c) Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của công ty chuyển đổi từ công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, nông trường, lâm trường quốc doanh, được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (riêng người lao động của các công ty này thực hiện giải thể thì thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này), tại thời điểm sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm, nhưng không bố trí được việc làm và không được thực hiện chế độ giao đất, giao rừng của công ty.
2. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.”
Theo đó, trường hợp này của bạn được áp dụng các chính sách và chế độ theo Nghị định này. Theo đó, quyền lợi của bạn sẽ được xác định căn cứ vào
Thứ nhất, chính sách đối với người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn:
1. Tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản, nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động dôi dư theo khoản 1 Điều này có tuổi đời từ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, được hưởng thêm các khoản trợ cấp sau:
a) 03 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội.
b) 05 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho 20 năm đầu làm việc có đóng bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
3. Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 06 tháng để hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng bằng tổng mức đóng hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương, tiền công tháng trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí.
4. Các đối tượng còn lại thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:
a) Trợ cấp 01 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo) thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước (công ty 100% vốn nhà nước; cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; nông, lâm trường quốc doanh), không kể thời gian người lao động đã nhận trợ cấp thôi việc, mất việc làm và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định nhưng thấp nhất cũng bằng 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
b) Được hỗ trợ thêm 01 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo) thực tế làm việc trong khu vực nhà nước.
c) Được hưởng 06 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) để đi tìm việc làm.
d) Người lao động có nguyện vọng học nghề thì được đào tạo tối đa 06 tháng tại các cơ sở dạy nghề theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thứ hai, chính sách đối với người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng
Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:
1. Trợ cấp 01 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm thực tế làm việc trong lĩnh vực nhà nước, không kể thời gian người lao động đã nhận trợ cấp thôi việc, mất việc làm và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
2. Trợ cấp 70% tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) ghi trong hợp đồng lao động cho số tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết, nhưng tối đa cũng không quá 12 tháng; trường hợp mức trợ cấp này thấp hơn mức tiền lương tối thiểu chung tại thời điểm nghỉ việc thì được tính bằng mức tiền lương tối thiểu chung.
Thứ ba, tiền lương, phụ cấp lương tính các chế độ được quy định tại Điều 6 Nghị định 91/2010/NĐ-CP
“1. Tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) làm căn cứ để tính các chế độ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này được tính bằng mức bình quân tiền lương, phụ cấp lương (nếu có) của 05 năm cuối trước khi nghỉ việc. Trường hợp không đủ 05 năm thì được tính bằng mức bình quân tiền lương, phụ cấp lương (nếu có) của các năm đã làm việc trong khu vực nhà nước.
Hệ số tiền lương và phụ cấp lương trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 được tính theo hệ số tiền lương và phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang và Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp; từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi được tính theo hệ số tiền lương và phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định quản lý lao động và tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế và Nghị định số 162/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước.
>>> Luật sư tư vấn pháp
2. Tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) làm căn cứ để tính các chế độ theo quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều 3; khoản 1 Điều 4 Nghị định này là tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) theo thang lương, bảng lương nhà nước, được tính theo từng giai đoạn điều chỉnh hệ số tiền lương.
Hệ số tiền lương để tính chế độ cho giai đoạn trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 là hệ số bình quân của 06 tháng liền kề đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2004 theo Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ; giai đoạn từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi là hệ số bình quân của 06 tháng liền kề đến thời điểm nghỉ việc theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004, Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007, Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 và Nghị định số 162/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ.
3. Mức lương tối thiểu chung để tính chế độ cho giai đoạn trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 là 210.000 đồng; giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2003 đến ngày 30 tháng 9 năm 2005 là 290.000 đồng; giai đoạn từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 đến ngày 30 tháng 9 năm 2006 là 350.000 đồng; giai đoạn từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 là 450.000 đồng; giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến ngày 30 tháng 4 năm 2009 là 540.000 đồng; giai đoạn từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 đến ngày 30 tháng 4 năm 2010 là 650.000 đồng; giai đoạn từ 01 tháng 5 năm 2010 đến trước thời điểm điều chỉnh mức lương tối thiểu chung tiếp theo là 730.000 đồng.
Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ điều chỉnh trong các giai đoạn tiếp theo được áp dụng để tính chế độ cho người lao động dôi dư tương ứng với mỗi giai đoạn điều chỉnh đó.
4. Tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) làm căn cứ tính chế độ quy định tại điểm c khoản 4 Điều 3 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này là tiền lương theo thang lương, bảng lương nhà nước, được tính tại thời điểm nghỉ việc.”
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu công ty chi trả các khoản trợ cấp cho mình. Nếu công ty không thực hiện thì bạn có thể khiếu nại lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.