Giá trị pháp lý của phụ lục sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng dân sự. Không thực hiện theo hợp đồng sửa đổi bổ sung xử lý thế nào?
Giá trị pháp lý của phụ lục sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng dân sự. Không thực hiện theo hợp đồng sửa đổi bổ sung xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin nhờ Luật sư tư vấn giúp trong trường hợp: 2 bên Đã ký hợp đồng sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng dân sự, nhưng trong quá trình thực hiện do nguyên nhân khách quan lại không thực hiện được nội dung của hợp đồng sửa đổi, bổ sung đã ký mà vẫn thực hiện như hợp đồng lần đầu. Trong trường hợp này có cần phải ký thỏa thuận hay thanh lý hợp đồng sửa đổi, bổ sung đã ký không. Trân trọng cảm ơn Luật sư! ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 423 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
"Điều 423. Sửa đổi hợp đồng dân sự
1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, được chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó. ".
Sửa đổi hợp đồng là việc các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí tự nguyện của mình thỏa thuận với nhau để thay đổi một số điều khoản trong nội dung của hợp đồng đã giao kết.
Xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí trong việc giao kết hợp đồng, các bên có thể tự do sửa đổi hợp đồng, nếu như hợp đồng chưa thực hiện hoặc chỉ mới thực hiện được một phần.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Sửa đổi hợp đồng là việc các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí tự nguyện của mình thỏa thuận với nhau để thay đổi một số điều khoản trong nội dung của hợp đồng đã giao kết. Sau khi hợp đồng đã được sửa đổi có hiệu lực, các bên thực hiện hợp đồng theo những nội dung của hợp đồng không bị sửa đổi và những nội dung sửa đổi mới, đồng nghĩa với việc nội dung của hợp đồng bị sửa đổi sẽ hết hiệu lực áp dụng.
Như bạn đã cung cấp, do nguyên nhân khách quan mà không thực hiện được nội dung của hợp đồng đã sửa đổi mà vẫn thực hiện như hợp đồng ban đầu thì trong trường hợp này, yêu cầu bắt buộc hai bên phải có thỏa thuận về việc hủy hợp đồng sửa đổi và áp dụng hợp đồng ban đầu.
Ngoài ra, hợp đồng giao kết theo hình thức nào, thì đối với tất cả các lần sửa đổi đều phải tuân theo hình thức đó. Đối với các hợp đồng do các bên thỏa thuận về hình thức giao kết hợp đồng thì khi sửa đổi hợp đồng cũng tuân theo hình thức đã thỏa thuận. Đối với loại hợp đồng mà pháp luật quy định bắt buộc phải có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì hợp đồng sau khi được sửa đổi cũng phải được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép mới có hiệu lực thi hành. Đối với hợp đồng được sửa đổi lần thứ hai cũng phải tuân thủ quy định này.