Trách nhiệm hình sự đối với hành vi ghi lô đề. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc theo quy định của Bộ luật hình sự sửa đổi 2009.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi ghi lô đề. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc theo quy định của Bộ luật hình sự sửa đổi 2009.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư có thể Cho tôi hỏi , cô tôi năm nay 45t – có nơi cư trú . Cô tôi bị bắt vì ghi lô đề trên giấy khoảng 3tr đồng + qua tin nhắn điện thoại 10tr đồng , có chuyển số lô đề này qua tin nhắn điện thoại cho 2 người nửa . Lúc bị bắt có cả tang chứng và vật chứng , cùng người đánh đề . Hiện giờ cô tôi đang bị tạm giam tại viện kiểm sát tỉnh Quảng Nam . Vậy theo bộ luật thì cô tôi sẽ bị tạm giam bao nhiêu ngày và mức án xử phạt là như thế nào ? Liệu cô của tôi có bị phạt tù hay không ? Trong thời gian tạm giam liệu gia đình chúng tôi có được vào thăm hay không . Cảm ơn luật sư !!!?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Hình sự sửa đổi 2009;
– Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
2. Luật sư tư vấn:
Về mức án xử phạt cô của bạn, bạn có thể đối chiếu các quy định sau:
– Khoản 5 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
a) Làm chủ lô, đề;
b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Điều 249 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2009 về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Vậy theo thông tin mà bạn cung cấp thì cô bạn rơi vào điểm a khoản 5 điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ- CP và sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và sẽ chịu thêm hình phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ phương tiện sử dụng vào việc ghi lô, đề và toàn bộ số tiền 13 triệu đồng. Hoặc dựa vào mức độ, tính chất của hành vi mà áp dụng trường hợp xử lý tại Điều 249 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2009.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
Về vấn đề tạm giam để điều tra, theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:
Điều 88. Tạm giam
1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.
4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết.
Vậy từ những thông tin bạn cung cấp, chưa thể xác định chính xác được loại tội phạm của cô bạn tương ứng thời hạn tạm giam nào, nhưng bạn có thể xem xét những tình tiết, hành vi liên quan, kết quả điều tra của cơ quan điều tra để xác định thời hạn tạm giam cô của bạn. Trong thời hạn tạm giam, gia đình bạn vẫn được thăm người bị tạm giam.