Hỏi về hành vi đào mương thoát nước gây sụt móng nhà hàng xóm. Quy định về việc tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Năm 2014, tôi có xây dựng ngôi nhà cấp 4, vì là đất lô nên tôi xây hết đất của mình. Nhà bên cạnh đào mương thoát nước ngay dưới móng nhà của tôi có nguy cơ gây sụt móng. Hai bên không tự thỏa thuận thì tôi phải làm như thế nào? Mong luật sư tư vấn.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 2 Điều 265 “
“- Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp.
– Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.
+ Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách”.
>>> Luật sư
Quy định cụ thể hơn về vấn đề này, Điều 268 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng liền kề như sau:
“- Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.
– Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
– Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh”.
Đối chiếu với những quy định trên thì trước hết bên vi phạm và bên gia đình bạn nên tự thỏa thuận với nhau để bên vi phạm chấm dứt hành vi gây thiệt hai. Nếu không tự thỏa thuận được thì bạn gửi đơn tố cáo lên Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong trường hợp có thiệt hại thì gia đình bạn có thể yêu cầu phía gây thiệt hại bồi thường hoặc khởi kiện ra Tòa để giải quyết.