Vận hành máy đột dập kim loại có được hưởng phụ cấp nặng nhọc không? Phụ cấp cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại.
Vận hành máy đột dập kim loại có được hưởng phụ cấp nặng nhọc không? Phụ cấp cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại.
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty em làm chuyên nghành máy đột dập kim loại theo Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ thuộc nghành nghề lao động nặng loại IV vậy những người làm trực tiếp máy đột dập kim loại có được hưởng phụ cấp nặng nhọc không? Đã thuộc nghành nghề lao động nặng công ty có phải quan trắc hay kiểm tra lại không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ;
– Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH.
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ thì chuyên ngành máy đột dập kim loại bạn đang thực hiện là công việc thuộc danh mục ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nên nếu bạn làm trong hoạt động này thì ngoài những lợi ích khác liên quan trực tiếp đến bạn như tiền công, tiền lương được chi trả, chế độ bảo hiểm xã hội thì còn được tăng thêm tỷ lệ % lương so với những công việc khác.
Theo quy định tại Thông tư số
Thứ nhất: Đối với trường hợp đưa yếu tố điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thiết kế các mức lương trong thang lương, bảng lương thì mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai: Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.
Nếu như xác định bạn thuộc lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì bạn sẽ được hưởng theo mức tăng thêm và mức phụ cấp như trên. Ngoài ra, theo quy định nêu trên, công ty bạn phải rà soát để phân loại điều kiện lao động, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp cho người lao động.