Cách tính lãi suất cho vay tại ngân hàng. Việc tính lãi quá hạn bằng 150% có đúng không? Có thể thỏa thuận lãi quá hạn.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư: Anh chị tôi có nhờ bố mẹ bảo lãnh ngân hàng cho vay 2 tỷ đồng bằng thế chấp nhà. Đến ngày hết hạn là 30/11/2015 anh chị tôi mới trả 1 tỷ đồng do không còn điều kiện kinh doanh. Anh tôi đã bỏ nhà đi nên gia đình tôi có xin ngân hàng kéo dài trong 6 tháng và xin giảm lãi xuống còn 7%/năm. Hôm nay ngày 12/5/2016, ngân hàng có gửi
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– “
– Quyết định 2868/QĐ-NHNN.
2. Luật sư tư vấn:
Tại Khoản 5, Điều 474 “
“Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”
Căn cứ vào quy định trên thì lãi nợ quá hạn có thể được tính theo công thức sau:
Lãi nợ quá hạn = (nợ gốc + Lãi trong hạn) x lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố x thời gian quá hạn
Trong đó: Lãi trong hạn = nợ gốc x lãi suất thỏa thuận x thời hạn vay
>>> Luật sư
Mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm (Theo quy định tại Điều 1
Trong tình huống của bạn, bạn không nêu rõ tại thời điểm anh chị bạn vay ngân hàng thì mức lãi suất trong hạn cụ thể là bao nhiêu. Vì vậy, bạn có thể xem xét lại thông tin và đối chiếu với phần tư vấn của chúng tôi để kiểm chứng mức lãi quá hạn mà bên Ngân hàng đưa ra. Mức lãi nợ quá hạn chỉ được tính theo mức lãi suất ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Vấn đề lãi suất vay được quy định tại khoản 1 Điều 146 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.”.
Do vậy, vấn đề mức tối đa 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước được đặt ra đối với lãi suất vay và có thể thỏa thuận được.
Nếu gia đình bạn muốn xin giảm lãi quá hạn thì gia đình bạn có quyền thỏa thuận với ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng có thể đồng ý hoặc không đồng ý bởi việc quy định lãi này do ngân hàng quy định cụ thể.