Làm thế nào để biết gia đình chồng sắp cưới có nhân thân tốt hay không? Điều kiện đăng ký kết hôn.
Làm thế nào để biết gia đình chồng sắp cưới có nhân thân tốt hay không? Điều kiện đăng ký kết hôn.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn biết 1 người nào đó có bị tiền án tiền sự gì hay không thì phải làm như thế nào? Làm sao để biết người thân của chồng có trong sạch, trong dòng họ có ai bị đi tù không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;
– Luật hôn nhân và gia đình 2014.
2. Luật sư tư vấn:
– Theo quy định Bộ luật hình sự 1999: Người có tiền án (án tích) là người đã bị kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Người được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án. Bộ luật hình sự 1999 quy định nhiều hình thức xóa án tích: đương nhiên được xóa án tích (ví dụ, người nào bị tòa án tuyên phạt tù đến 3 năm, đã chấp hành xong hình phạt và 3 năm sau không phạm tội mới, thì đương nhiên được xóa án tích); xóa án tích theo quyết định của tòa án (áp dụng với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội ác chiến tranh); xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (ví dụ: người đã thi hành xong hình phạt tiến bộ rõ rệt, được chính quyền địa phương nơi cư trú đề nghị tòa xóa án tích).
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.
Như vậy, để biết được người yêu, thành viên gia đình của người này có nhân thân tốt, bạn nên tìm hiểu cụ thể, đến trực tiếp địa phương, hỏi thăm những người xung quanh về nhân cách của những người này.
Ngoài ra, việc kết hôn phải đảm bảo các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình qua tổng đài: 1900.6568
"- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng."