Người đại diện theo pháp luật của đương sự. Quy định về người đại diện theo pháp luật của đương sự.
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2004;
2. Luật sư tư vấn:
Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. (khoản 1 Điều 139 “Bộ luật dân sự 2015”).
Đương sự là cá nhân, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ.
Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người được pháp luật quy định thay mặt đương sự tham gia tố tụng. Những trường hợp pháp luật quy định đó có thể là người đại diện theo pháp luật của cá nhân hoặc của tổ chức.
Căn cứ khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
Đối với người đại diện theo pháp luật của cá nhân phát sinh khi đương sự thuộc một trong các trường hợp: người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự, từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi trừ trường hợp hoạt động tố tụng phát sinh từ quá trình đương sự sử dụng tài sản của mình, tham gia lao động theo hợp đồng thì tự mình tham gia tố tụng. Đối với đương sự là tổ chức thì người đại diện theo pháp luật được ghi nhận trong điều lệ của tổ chức đó. Đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.
Đại diện theo pháp luật của đương sự là cá nhân chấm dứt khi người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục, người được đại diện chết.
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức là người đứng đầu pháp nhân theo Điều lệ hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đại diện theo pháp luật của đương sự là pháp nhân: chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt. Pháp nhân có thể chấm dứt trong trường hợp giải thể, phá sản, bị tước giấy phép kinh doanh….
Người đại diện được
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình là đại diện.
>>> Luật sư
Các trường hợp sau không được làm người đại diện theo pháp luật:
– Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
– Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ án.
– Cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.