Những vướng mắc trong quy định tại Điều 611 "Bộ luật dân sự 2015". Điều luật này có những bất cập gì khi áp dụng trong thực tiễn?
Không thể phủ nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác đã được pháp luật quan tâm và bảo vệ. Điều này đã tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng hơn trong việc xác định thiệt hại và mức bồi thường. Trong những năm gần đây mức độ nhận thức cá nhân, tổ chức về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín đã cao hơn nhiều so với những năm trước đây. Nhiều vụ kiện ra tòa để đòi người xâm phạm xin lỗi, cải chính nhằm khôi phục lại danh dự, uy tín cho cá nhân và tổ chức đã được giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể.
Bên cạnh đó trách nhiệm bồi thường vẫn còn những mặt hạn chế. Xuất phát từ những điểm chưa hoàn thiện của các quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nên, các cơ quan, tổ chức gặp phải một số vướng mắc khi giải quyết loại việc này.
Thứ nhất, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gặp rất nhiều khó khăn trong xác định hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Thứ hai, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gặp khó khăn trong xác định mức bù đắp tổn thất tinh thần. Khái niệm thiệt hại vật chất đã được quy định rõ ràng trong khoản 2 Điều 307 “Bộ luật dân sự 2015”, nhưng thiệt hại về tinh thần thì chưa được quy định cụ thể. Khoản 3 Điều 307 mà chỉ quy định:
“Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị hại”.
Vấn đề đặt ra, thế nào là thiệt hại về tinh thần và căn cứ để ấn định mức bồi thường thiệt hại? Thực tế, bên bị xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín thường chứng minh tổn thất tinh thần và yêu cầu được bồi thường nhưng mức bồi thường trong bản án, quyết định của
Nguyên tắc mức bồi thường danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là những quy định chung nhất, có tính chất chỉ đạo điều chỉnh toàn bộ quan hệ bồi thường thiệt hại. Do đó khi giải quyết bồi thường trong từng vụ án cụ thể phải quán triệt hai nguyên tắc tính bồi thường thiệt hại để vận dụng cho phù hợp với từng vụ án. Để người dân hiểu được phạm vi quyền lợi của mình được pháp luật dân sự bảo vệ, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền pháp luật. Nhưng để đáp ứng với tình hình thực tiễn hiện nay, đối với những vấn đề mới được “Bộ luật dân sự 2015” quy định, cần hướng dẫn cho các tòa án khi điều tra xét xử không nên thụ động chờ đương sự đề xuất cái gì thì mới hỏi cái đó mà nên chủ động hỏi đương sự thiệt hại những gì? Và hỏi vào các khoản mà pháp luật cho phép bồi thường đươn sự có yêu cầu không? Nhất là vấn đề bồi thường thiệt hại về tinh thần, nhiều người chưa biết thì chú ý giải thích các quyền yêu cầu đó cho họ. Nếu đương sự có yêu cầu thì phải xem xét.
Liên ngành cần có hướng dẫn cụ thể về các khoản thiệt hại vật chất trong các vụ án xâm phậm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Đối với thiệt hại tinh thần, làm cơ sở cho các quyết định bồi thường. Nếu có thể đưa ra được 1 barem xác định mức độ bồi thường thiệt hại tinh thần thì việc áp dụng sẽ thống nhất hơn.
>>> Luật sư
Như đã nêu ở trên trong quy định của pháp luật chưa nêu rõ thế nào là thiệt hại về tinh thần và căn cứ để ấn định mức bồi thường thiệt hại. Vì vậy để tránh tùy tiện khi xét xử thì ngoài những thiệt hại thực tế được tính ra thành tiền, đối với những thiệt hại về tinh thần do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, chỉ nên bồi thường có tính tượng trưng. Người bị thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín sau khi đã được người gây thiệt hại xin lỗi, cải chính công khai thì sự thiệt hại về tinh thần trong các trường hợp thông thường có thể coi là đã được khôi phục. Làm việc đó chính là đề cao giá trị con người, khôi phục con người trở lại vị trí cao cả của nó.
Việc giải quyết bồi thường thiệt hại trong quan hệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một vấn đề mới, thực tiễn còn ít, cần trực tiếp nghiên cứu sâu hơn và có sự tổng kết thực tiễn một cách toàn diện.