Tranh chấp phần diện tích đất được tặng cho năm 1988. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của những người thừa kế.
Tranh chấp phần diện tích đất được tặng cho năm 1988. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của những người thừa kế.
Tóm tắt câu hỏi:
Bà ngoại có 5 anh chị em, 2 trai 3 gái có diện tích đất 468m2. Bà ngoại tôi cho mẹ tôi 80m2, cho mẹ tôi ở vì lấy chồng xa. Mẹ tôi ở đó từ hồi lấy chồng năm 1988 đến nay, không kiện cáo tranh chấp với ai. Bà ngoại tôi mất năm 1996 không có di chúc. Nay mảnh đất 468m đó dính vào quy hoạch đường. Hai nhà của bác tôi bị lấy làm lòng đường. Chỗ của mẹ tôi ở được ra mặt đường. Nay 2 anh trai của mẹ tôi muốn đòi lại diện tích đó. Xin hỏi bà ngoại tôi cho như vậy có hiệu lực không? Xin tư vấn cách giải quyết?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Chị chưa nói rõ thời điểm bà ngoại chị cho mẹ chị đất thì đất này là tài sản chung của ông bà ngoại chị hay tài sản riêng của bà ngoại chị. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
*Trường hợp 1:
Đây là tài sản riêng của bà chị, không liên quan đến ông ngoại. Bà chị cho mẹ chị có giấy tờ gì không? Nếu mẹ chị đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc nếu mẹ chị chưa cấp sổ đỏ nhưng nay được UBND cấp xã xác nhận đất sử dụng ổn định lâu dài không có tranh chấp quy định tại Điều 100 và Điều 101 Luật đất đai 2013 thì sẽ thuộc đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tính tới nay, 4 người con còn lại không được yêu cầu mẹ chị chia phần đất này nữa.
* Trường hợp 2:
Đây là tài sản chung của 2 ông bà thì việc bà ngoại cho mẹ chị như vậy là không đúng theo quy định pháp luật. Theo quy định pháp luật, 468m2 đất này phải chia làm 2 phần bằng nhau. Bà chị được quyền định đoạt 234m2 đất.
Phần 234m2 đất còn lại sẽ tiến hành chia thừa kế theo pháp luật. Căn cứ điểm a) Khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh thừa kế 1990 áp dụng tại thời điểm năm 1996 quy định những người thừa kế theo pháp luật:
“1- Những người thừa kế theo pháp luật gồm có:
a. Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.” phần này sẽ được chia đều cho bà ngoại và 5 người con.
Căn cứ Khoản 6 Mục III Thông tư liên tịch 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Nghị quyết về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991: “6. Giải quyết tranh chấp về thừa kế nhà ở giữa cá nhân với cá nhân.
Theo quy định tại Điều 9 của Nghị quyết số 58/1998 thì đối với trường hợp thừa kế nhà ở được mở trước ngày 1-7-1991 mà di sản thừa kế chưa được chia, nếu có yêu cầu chia, thì giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Khi thụ lý đơn yêu cầu chia di sản thừa kế loại này, Toà án cần chú ý đến việc tính thời hiệu theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế và hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Mục III Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 10-8-1996 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp dụng pháp luật theo Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự".
Mặt khác căn cứ Khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10: Áp dụng các quy định của Nghị quyết để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1991: “2. Thời gian từ ngày 1 tháng 7 năm 1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1991.”
Căn cứ Khoản 1 Mục IV Thông tư liên tịch 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC quy định việc tính thời hiệu theo Khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 58/1998/NQ – UBTVQH10:
“Đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991, thì việc tính thời hiệu trong từng trường hợp cụ thể như sau:
1. Trong trường hợp chưa khởi kiện mà pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện, thì thời gian từ ngày 1-7-1996 đến ngày 1-1-1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ví dụ: Thừa kế được mở ngày 1-5-1990. Theo quy định tại Điều 648 Bộ luật dân sự, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Áp dụng khoản 2 Điều 17 của Nghị quyết số 58/1998, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong trường hợp cụ thể này đến ngày 1-11-2002, vì mười năm được tính như sau:
– Từ ngày 1-5-1990 đến ngày 1-7-1996 là sáu năm hai tháng.
– Từ ngày 1-7-1996 đến ngày 1-1-1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.
– Từ 1-1-1999 đến ngày 1-11-2002 là ba năm mười tháng.
(Sáu năm hai tháng + ba năm mười tháng = mười năm).”
Áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế để xem xét còn thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế hay không? Nếu còn thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế thì một trong 4 người con có khởi kiện để chia di sản thừa kế.
Nếu đã hết thời hiệu chia di sản thừa kế, căn cứ tiết 2.4 Khoản 2 Mục I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTPTANDTC quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
“a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
…
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.”
Như vậy, nếu không còn thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế, một trong những 4 người con có quyền làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi hiện đang có đất để yêu cầu chia tài sản chung trong gia đình.
Như vậy phần tiền được nhận bồi thường từ 2 bác và 80m2 đất của mẹ chị được cho năm 1988 sẽ được đem ra để chia đều cho 5 người con.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Tặng đất cho em trai có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
– Lưu ý khi tặng cho đất đối với người nhiễm HIV
– Tặng cho quyền sử dụng đất năm 1993 có cần phải công chứng?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua điện thoại