Quy định về việc lựa chọn người bào chữa. Pháp luật tố tụng hình sự quy định như thế nào về việc lựa chọn người bào chữa?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì việc lựa chọn người bào chữa sẽ phụ thuộc vào ý chí của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tuy nhiên trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất thì họ và người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền lựa chọn người bào chữa. Còn nếu người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người đã thành niên và không có nhược điểm về tâm thần, thể chất thì chỉ họ mới có quyền lựa chọn người bào chữa. Nếu người thâm thích hoặc người khác lựa chọn người bào chữa cho họ thì tòa án chỉ cấp giấy chứng nhận cho người bào chữa đó nếu đã có sự ủy quyền của bị can, bị cáo hoặc nếu không có sự ủy quyền thì phải được sự đồng ý của bị can, bị cáo đối với người bào chữa đã được lựa chọn.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án phải yêu cầu đoàn luật sư phân công
+ Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009.
+ Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Trong các trường hợp này, phải thông báo cho bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ biết, những người này vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa nhưng phải nêu rõ lí do.
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết tục điều tra. Trong trường hợp bắt người khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Sự tham gia của người bào chữa là rất cần thiết, bằng kinh nghiệm nghề nghiệp và sự hiểu biết của mình, người bào chữa tham gia vào quá trình giải quyết vụ án để giúp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Qua đó, sự tham gia của người bào chữa cũng góp phần vào việc xác định sự thật của vụ án được đúng đắn, không để bị can, bị cáo bị buộc tội oan, sai.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: