Ủy thác tư pháp là gì. Nguyên tắc và điều kiện thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế tại Việt Nam.
Theo quy định tại điều 6, Luật Tương trợ tư pháp:
“Ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có lien quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua ủy thác tư pháp”.
Nguyên tắc và điều kiện thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế tại Việt Nam:
Các nguyên tắc tương trợ tư pháp theo pháp luật Việt Nam:
– Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
– Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Cách thức thực hiện ủy thác tư pháp: Khi thực hiện ủy thác tư pháp, cơ quan được yêu cầu áp dụng pháp luật của nước mình. Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, cơ quan được yêu cầu có thể áp dụng các quy phạm pháp luật tố tụng của nước ký kết yêu cầu, nếu những quy phạm pháp luật đó không mâu thuẫn.
Nếu không tìm thấy người cần tìm theo địa chỉ đã nêu trong văn bản ủy thác thì cơ quan được yêu cầu áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để xác minh địa chỉ của người đó.
Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, cơ quan được yêu cầu
Để thực hiện ủy thác, cơ quan được yêu cầu lập các giấy tờ tương ứng nói rõ thời gian, địa điểm thực hiện và gửi các giấy tờ đó cho cơ quan yêu cầu.
Nếu cơ quan được yêu cầu không có thẩm quyền thực hiện ủy thác thì cơ quan này chuyển ủy thác đó cho cơ quan có thẩm quyền theo thể thức đã quy định đối với các ủy thác tư pháp quốc tế.
Trong trường hợp chưa có hiệp định liên quan thì các ủy thác tư pháp quốc tế sẽ được thực hiện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Toà án Việt Nam ủy thác tư pháp cho
Tòa án Việt Nam không chấp nhận việt ủy thác tư pháp của tòa án nước ngoài trong các trường hợp sau: Việc thực hiện ủy thác tư pháp không thuộc thẩm quyền hoặc xâm phạm đến chủ quyền, an ninh quốc gia của Việt Nam.
>>> Luật sư
Trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp phải tuân theo thủ tục sau:
Việc tóa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho tòa án nước ngoài hoặc tòa án nước ngoài ủy thác tư pháp cho tòa án Việt Nam phải được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt nam kí kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cơ quan có thẩm quyền của VIệt Nam nhận được văn bản ủy thác tư pháp phải chuyển ngay cho Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nhận văn bản ủy thác của Tòa án Việt nam.