Quyền đòi lại tài sản của người sở hữu, chiếm hữu tài sản hợp pháp. Nghĩa vụ của người chiếm hữu sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 14/2 Trên địa phận eakar-Daklak, sau khi rời khỏi quán tôi có để quên chiếc điện thoại SamSung galaxy s3 màu đỏ đô trên bàn. Sau một thời gian tôi gọi lại thì có người bắt máy. Được biết người này đã mua với giá 2 triệu từ người anh họ. Tôi đã thương lượng xin lại, và xin số điện của người nhặt đươc, nhưng em Thành đã từ chối. Chúng tôi đã nhờ mobiphone định vị. Sau đó tôi đã làm lại sim. Mẹ em đã gọi lại cho số máy của tôi vì nghĩ con mình dang sử dụng.Tôi đã trình bày va mong muốn xin lại. Nhưng mẹ em Thành bảo là không được, yêu cầu tôi chuộc lai 2 triệu. Theo tôi được biết thì nếu tôi báo công an thì khi đem tiền chuộc, người này sẽ bị bắt. Thiết nghĩ số tiền không đáng, nhưng em còn nhỏ, tôi cũng không muốn em dính vào vòng lao lý. Tôi muốn cho mẹ em hiểu là không nên tham lam, xin nhờ luật sư tư vấn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trước tiên xác định chiếc điện thoại bạn bỏ quên tạo quán và có người đã nhặt được tài sản đó, đang chiếm giữ và bạn có thỏa thuận nhưng lại không hoàn trả, để giải quyết trường hợp của bạn, bạn có thể căn cứ vào các quy định của pháp luật như sau để có thể nói chuyện với bên đang giữ tài sản và làm việc với bên công an nếu không tự hòa giải.
+ “
Thứ nhất: Trách nhiệm hoàn trả tài sản
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, nếu người đang sở hữu không có căn cứ chứng minh tài sản có được là đúng theo quy định của pháp luật sẽ có trách nhiệm hoàn trả tài sản cho người đã mất
‘Điều 599. Nghĩa vụ hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.
Điều 600. Tài sản hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được.
2. Trong trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Trong trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả cho người bị thiệt khoản lợi về tài sản đó bằng hiện vật hoặc bằng tiền”.
Tuy nhiên, có một chi tiết đưa ra là người đang sở hữu (Thanh) mua lại từ một người khác. Nếu chính xác mua từ cá nhân khác, cá nhân chiếm hữu ban đầu không có quyền định đoạt thì sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 257 Bộ luật dân sự 2005
“Điều 257. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”
>>> Luật sư
Nếu áp dụng nội dung nêu trên không giải quyết được, bạn có thể yêu cầu ra bên phía