Hiệu lực của hợp đồng thế chấp. Hợp đồng thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được giải quyết thế nào khi hợp đồng chính vô hiệu.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư. Tôi có câu hỏi muốn hỏi luật sư như sau ạ. A vay của B một khoản tiền trị giá 500 triệu đồng với thời hạn từ ngày 3/10/2014 đến 3/10/2015 (lãi suất 20%/tháng). Để đảm bảo thực hiện khoản vay, A yêu cầu B thế chấp căn nhà của B trị giá 1 tỷ đồng. Đến ngày 5/1/2016 A chưa thực hiện trả nợ cho B, A yêu cầu
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo tình huống bạn nêu ra, A và B đã giao kết một hợp đồng vay và một hợp đồng thế chấp. Các bên đã thực hiện hợp đồng vay từ 3/10/2014 đến 3/10/2015 (A đã nhận 500 triệu đồng của B). Sau đó, hợp đồng vay bị tuyên bố vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình theo Điều 133 “Bộ luật dân sự 2015”.
Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định:
“Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
A và B đã thực hiện hợp đồng vay trước khi hợp đồng vay bị tuyên bố vô hiệu nên hợp đồng thế chấp giữa A và B không chấm dứt và vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp A và B có thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thế chấp này.
>>> Luật sư
Hợp đồng vay vô hiệu thì các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, khôi phục lại tình trạng ban đầu. A phải hoàn trả lại 500 triệu đồng mà A đã nhận từ B. Nếu A không thể trả lại cho B 500 triệu đồng thì lúc này B hoàn toàn có quyền xử lý tài sản thế chấp là căn nhà của A.
Khoản 5 Điều 15 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định:
“Trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình”.
A và B có thể thỏa thuận với nhau về việc lựa chọn phương thức xử lý tài sản bảo đảm bao gồm: bán tài sản bảo đảm, nhận tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ hoàn trả, hoặc các phương thức khác. Nếu A và B không thỏa thuận được thì căn nhà sẽ được bán đấu giá.
Giá trị căn nhà là 1 tỷ đồng, trong khi A chỉ phải hoàn trả cho B 500 triệu đồng. Vì thế, sau khi xử lý tài sản bảo đảm và thanh toán giá trị căn nhà B phải hoàn trả lại cho A 500 triệu đồng.