Phân chia tài sản cho cháu nội. Ông muốn để lại tài sản cho cháu nội có được không? Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo di chúc.
Tóm tắt câu hỏi:
Ông em nay đã già nhưng tinh thần vẫn còn minh mẫn và có ý định thừa kế tài sản là đất đang sử dụng cho em (là cháu nội của ông). Ông bà nội em có 2 người con là cô em và ba em (chị em cùng cha khác mẹ, cô em là con của ông bà nội cha em là con của ông nội nhưng về sống với bà nội từ bé tới bây giờ) nhưng khi tiến hành thừa kế tài sản cho em thì gặp sự phản đối của cô em (cô em không đồng ý và nhất quyết muốn chia cho cô em) phần đất đó là do bà nội em đứng tên nay bà nội em đã mất (cách đây 18 năm, nhưng trước khi chết bà em không kịp để lại di chúc), theo luật sư phần đất đó em có được nhận thừa kế không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp, phần đất mà bạn đang nhắc tới là phần đất bà nội bạn đứng tên. Bà bạn đã mất khoảng 18 năm và không có di chúc về phần tài sản của bà. Tuy nhiên, một lưu ý cần phải làm rõ, bố bạn là con riêng của ông nội, không phải con đẻ của bà nội bạn. Mặt khác cần xem xét mảnh đất có thuộc sở hữu chung của ông bà không? Vậy việc phân chia tài sản sẽ được áp dụng như sau:
TH1: Là tài sản chung của cả ông và bà
Tại quy định về tài sản chung của vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của hai vợ chồng. Theo đó khi bà bạn mất đi phần tài sản là mảnh đất sẽ được chia đôi và chia thừa kế theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015”:
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Theo đó người có quyền hưởng thừa kế chỉ có ông nội bạn và cô bạn, tuy nhiên bố bạn về sống với bà nội từ bé. Quan hệ giữa mẹ kế và con chồng được hình thành từ lâu, bố bạn cũng có thể thuộc hàng thừa kế hưởng theo quy định về người thừa kế theo pháp luật tại “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
>>> Luật sư
« Điều 679. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này. »
Như vậy, đối với trường hợp thứ nhất tài sản là mảnh đất sẽ được chia đôi, phần của bà bạn sẽ chia theo hàng thừa kế thứ nhất.
TH2: Tài sản thuộc hoàn toàn về bà bạn
Tất cả phần tài sản để lại sẽ được phân chia theo hàng thừa kế thứ nhất. Cô bạn có quyền đòi phần đất thuộc về mình. Ông bạn không được quyền tự quyết định toàn bộ, di chúc toàn bộ cho bạn là cháu nội.