Nghiên cứu khoa học là gì? Điều kiện nhập khẩu sản phẩm để nghiên cứu khoa học? Thủ tục nhập khẩu sản phẩm để nghiên cứu khoa học?
Hiện nay, việc nghiên cứu khoa học để tạo ra những sản phẩm mới đối với mỗi quốc gia là điều rất cần thiết để phát triển đất nước. Để việc nhập khẩu sản phẩm dùng trong nghiên cứu được pháp luật quy định rất chặt chẽ để tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến quốc gia. Vậy điều kiện, thủ tục nhập khẩu sản phẩm để nghiên cứu khoa học được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:
Cơ sở pháp lý:
– Quyết định 31/2019/QĐ-TTg quy định về việc nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
1. Nghiên cứu khoa học là gì?
Với sự phát triển mạnh mẽ của nên kinh tế, việc ứng dụng kho học công nghệ vào sản xuất, nghiên cứ, phát triển nên kinh tế là vấn đề được rất nhiều quốc gia quan tâm trong lúc này. Từ đó đòi hỏi cần có đòi hỏi phải có các cách thức để lựa chọn nhà cung ứng để nhập khẩu các sản phẩm phục vụ mục đích nghiên cứu đang là xu hướng hiện tại. Theo như các hiểu thông thường thì thuật ngữ “Nghiên cứu khoa học” được hiểu một cách đầy đủ và chính xác nhất là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa trên những dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn.
Bên cạnh đó, theo như quy định về luật học thì hoạt động nghiên cứu khoa học theo quy định tại Quyết định 31/2019/QĐ-TTg bao gồm một trong các hoạt động sau: phân tích, thiết kế, kiểm nghiệm, thử nghiệm, cải tiến nhằm phát triển sản phẩm hoặc sáng tạo phương pháp, giải pháp hoặc phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cao hơn. Không những thế mà người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp.
Cũng dựa theo Quyết định 31/2019/QĐ-TTg quy định về việc nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài.
2. Điều kiện nhập khẩu sản phẩm để nghiên cứu khoa học
Dựa theo Quyết định này để tìm hiểu thêm về quy định tiêu chí, điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học; tiêu chí, điều kiện để thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.
Cụ thể, tiêu chí, điều kiện chung đối với hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu được phép nhập khẩu để nghiên cứu khoa học hoặc để thực hiện hoạt động gia công sửa chữa cho thương nhân nước ngoài: Hàng hóa nhập khẩu chỉ để phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học hoặc gia công của thương nhân; không được phục vụ mục đích bán, biếu, tặng; hàng hóa nhập khẩu không được gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
-Tiêu chí, điều kiện chung đối với hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu được phép nhập khẩu để nghiên cứu khoa học hoặc để thực hiện hoạt động gia công sửa chữa cho thương nhân nước ngoài:
+ Hàng hóa nhập khẩu chỉ để phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học hoặc gia công của thương nhân; không được phục vụ mục đích bán, biếu, tặng;
+ Hàng hóa nhập khẩu không được gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Tiêu chí, điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học đáp ứng các điều kiện sau:
+ Hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chí, điều kiện chung quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của đề án, dự án nghiên cứu khoa học đã được phê duyệt;
+ Hàng hóa nhập khẩu được thuê hoặc mua hoặc mượn từ đối tác nước ngoài có các tính chất, đặc điểm mang tính riêng biệt, chuyên dùng mà sản phẩm hàng hóa bán ở thị trường trong nước không thay thế được.
Do đó, tiêu chí, điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học là: Hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chí, điều kiện chung quy định nêu trên; hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của đề án, dự án nghiên cứu khoa học đã được phê duyệt; hàng hóa nhập khẩu được thuê hoặc mua hoặc mượn từ đối tác nước ngoài có các tính chất, đặc điểm mang tính riêng biệt, chuyên dùng mà sản phẩm hàng hóa bán ở thị trường trong nước không thay thế được.
3. Thủ tục nhập khẩu sản phẩm để nghiên cứu khoa học
Để việc nhập khẩu sản phẩm để nghiên cưu khoa học được thực hiện thì dự án nhập khẩu phải thực hiện đúng quy trình, thủ tục áp dụng theo quy định tại Quyết định 31/2019/QĐ-TTg quy định về việc nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
3.1. Hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu:
Một là, Văn bản cam kết và đề nghị cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học của thương nhân theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 31/2019/QĐ-TTg: 01 bản chính;
Hai là, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 01 bản sao có chứng thực;
Ba là, Tài liệu kỹ thuật mô tả hàng hóa; tài liệu thể hiện nguồn gốc hàng hóa (hóa đơn, vận đơn, hợp đồng,…): 01 bản sao;
Bốn là, Quyết định phê duyệt dự án nghiên cứu khoa học, Đề cương đề án nghiên cứu khoa học hoặc tài liệu khác trong đó nêu rõ mục tiêu, nội dung, kết quả dự kiến và thời gian thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học; giải trình về chủng loại và số lượng hàng hóa cần nhập khẩu, thời hạn và biện pháp xử lý hàng hóa sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu khoa học: 01 bản chính;
Năm là, Tài liệu liên quan khác (nếu có).
3.2. Trình tự, thủ tục cho phép nhập khẩu:
Bước 1: Thương nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua bưu điện về Bộ Thông tin và Truyền thông (địa chỉ: số 18 đường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước;
Bước 2: Trong trường hợp thương nhân cung cấp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc, Bộ Thông tin và Truyền thông có
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học. Trong trường hợp không cho phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trường hợp cần thiết, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời. Thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị cấp phép.
Nhìn chung thì việc nhập khẩu sản phẩm để nghiên cứu khoa học không quá phức tạp nhưng đòi hỏi chủ thể lựa chọn phải có chuyên môn, nhanh nhạy và sáng suốt lựa chọn các sản phẩm nghiên cứu phù hợp và thực hiện theo như trình tự thủ tục đã được quy định ở trên.
3.3. Nghĩa vụ của thương nhân
Thương nhân có nghĩa vụ nhập khẩu hàng hóa đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thương nhân thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật có liên quan và quy định tại Quyết định 31/2019/QĐ-TTg. Bên cạnh đó, thương nhân còn phải chịu trách nhiệm về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Thẩm quyền thuộc về Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học, căn cứ theo tiêu chí, điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định 31/2019/QĐ-TTg khi được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, thủ tục nhập khẩu sản phẩm để nghiên cứu khoa học theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về thủ tục xuất nhập khẩu sản phẩm để nghiên cứu khoa học khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!