Quyết định giao đất là gì? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? Phân biệt Quyết định giao đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quyết định giao đất là gì? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? Phân biệt Quyết định giao đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư có thể cho tôi biết Quyết định giao đất và Giấy xác định quyền sử dụng đất giống và khác nhau như thế nào ạ? Mong sớm nhận được sự tư vấn của Luật sư! Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Còn theo nội dung được ghi nhận tại khoản 9 Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu với thửa đất xác định.
Như vậy, nhìn chung Quyết định giao đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đều dẫn đến việc xác lập mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất về quyền hạn và nghĩa vụ trong việc sử dụng đất đai. Nói cách khác, Quyết định giao đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đều là những quan hệ hành chính của cơ quan Nhà nước với công dân.
Tuy nhiên, Quyết định giao đất mang bản chất của một quyết định hành chính với tính chất trao quyền sử dụng đất cho người người sử dụng đất, dựa trên những căn cứ được ghi nhận tại Điều 52, Luật Đất đai 2013, cụ thể bao gồm:
a) Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo đó, việc ban hành Quyết định giao đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (khoản 1 Điều 59, Luật Đất đai 2013) và Ủy ban nhân dân cấp huyện (khoản 2 Điều 59, Luật Đất đai 2013) được thực hiện theo hai hình thức đó là giao đất không thu tiền (Điều 54, Luật Đất đai 2013) và giao đất có thu tiền (Điều 55, Luật Đất đai 2013).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Còn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (khoản 15 Điều 3, Luật Đất đai 2013). Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (khoản 1 Điêu 105, Luật Đất đai 2013) và Ủy ban nhân dân cấp huyện (khoản 2 Điều 105, Luật Đất đai 2013) được thực hiện dựa trên 5 nguyên tắc được ghi nhận trong Điều 98, Luật Đất đai 2013. Nội dung cơ bản của các nguyên tắc đó như sau:
a, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất.
b, Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
c, Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
d, Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
e, Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
– Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất đã hiến tặng
– Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có giấy xác nhận cấp đất
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại