Không trả tiền do được vay hộ bị xử lý thế nào? Vay tiền hộ nhưng không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Ba tôi có vay giúp gia đình chú họ tôi một khoản tiền (lãi suất cao), nhưng giờ người chú đó không chịu trả, kéo dài nhiều năm. Bây giờ tổng tiền vay với tiền lãi khoản: 80 – 100 triệu. Xin hỏi hiện giờ bố tôi nên làm như thế nào? Và chú họ tôi có phạm tội gì không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 471 “
“Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 302 “
“Điều 302. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự
1. Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.”
Trong trường hợp này, tuy bố bạn đứng ra vay tiền hộ chú họ bạn nhưng bố bạn lại là người trực tiếp ký tên trên giấy vay nợ, do vậy hợp đồng vay tài sản ở đây được xác lập giữa bên cho vay với bố bạn chứ không phải là chú bạn. Do đó, bố bạn với tư cách là bên vay tài sản phải có nghĩa vụ trả đủ tiền đã vay khi đến hạn.
Trường hợp bố bạn không hoàn trả số tiền đó thì người cho vay có thể khởi kiện lên
Thứ hai, nếu có đủ căn cứ để chứng minh người chú họ đã nhờ bố bạn vay tiền giúp thì bố bạn có quyền yêu cầu chú bạn hoàn trả khoản tiền mà mình đã vay giúp. Bên cạnh đó, bố bạn cũng có thể khởi kiện lên
Mặt khác, trong trường hợp người chú kia nhất định không chịu trả số tiền đó trả thì người chú này có thể sẽ bị xử lý hình sự về một trong các tội sau:
– Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 140 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung:
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.
>>> Luật sư
– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 139 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”