Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại. Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại?
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại. Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại?
Tóm tắt câu hỏi:
Cách đây khoảng hai tháng công ty chúng tôi có làm việc với một công ty cung cấp lắp đặt thiết bị công trình xây dựng, nhưng quá hợp đồng mà công ty vẫn chưa hoàn thành và chưa cung cấp những sản phẩm được đề ra trong hợp đồng. Do quá trình liên lạc giữa 2 bên khó khăn, chủ yếu liên lạc với nhau bằng điện thoại và email, hiện giờ công ty đó có thái độ không hợp tác. Vậy tôi muốn được tư vấn làm sao để giải quyết được vấn đề trên. Cơ quan chức năng nào sẽ đứng ra giải quyết cho chúng tôi?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong nội dung của hợp đồng, theo trình bày thì bạn có đề cập đến hợp đồng ký kết của bên bạn và bên công ty kia, bạn cũng nói là đã hết thời hạn hợp đồng nhưng bên công ty kia chưa cung cấp những sản phẩm được đề ra trong hợp đồng, và có thái độ không hợp tác.
Theo quy định của Luật thương mại 2005 thì:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
12. Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.
Như vậy, khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ theo hợp đồng thì được coi là vi phạm hợp đồng.
Tại Luật thương mại có ghi nhận:
Điều 300. Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 301. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Trong trường hợp có sự vi phạm về hợp đồng bì bên kia có thể sẽ bị phạt hợp đồng. Để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên cũng như hạn chế tranh chấp bạn có thể làm theo hướng như sau:
– Gửi thông báo sang bên công ty kia để yêu cầu thực hiện hợp đồng và xét thái độ hợp tác và tiến độ thực hiện.
– Trong trường hợp vẫn tiếp tục kéo dài thì tùy theo sự thỏa thuận giữa các bên thì có thể đưa ra tòa án hoặc trung tâm trọng tài để có thể giải quyết theo quy định.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.