Đền bù khi sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ công trình. Việc sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ công trình có phải đền bù không?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay em có một dự án xây dựng đang mắc công tác đền bù. Đối tượng bị ảnh hưởng là công ty cổ phần nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cầu. Dự án xây dựng của em được thực hiện trên khu đất mà công ty đã san ủi, họ đang yêu cầu đền bù. Nguồn gốc đất công ty san ủi là đất rừng phòng hộ nhưng lại nằm trên hành lang bảo vệ công trình của công ty nên em không biết xử lý thế nào. Mong các anh cho em lời khuyên. Dự án của em phải kết thúc 31/12/2015 rồi.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong email của bạn, tôi xin tạm gọi công ty Cổ phần nhà nước là Công ty A.
Theo quy định tại điều 62 Luật đất đai 2013 thì Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp sau đây:
“1. Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;
2. Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm:
a) Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
b) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia;
c) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải;
3. Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm:
a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương;
b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải;
c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
đ) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản”.
Vì trong email nội dung bạn cung cấp còn chưa rõ nên tôi sẽ chia ra hai trường hợp sau đây:
– Trường hợp 1: Dự án của bạn là dự án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 62 Luật đất đai 2013.
Đối với trường hợp này thì khi phê duyệt dự án của bạn, cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định thu hồi phần đất thuộc hành lang bảo vệ công trình của Công ty A , hoàn thành các thủ tục đền bù sau đó mới thực hiện thủ tục cho thuê đất đối với dự án công trình của bạn.
>>> Luật sư
– Trường hợp 2: Dự án của bạn không thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 62
Đối với trường hợp này thì việc sử dụng phần hành lang bảo vệ công trình trên phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa bạn và công ty Cổ phần A về việc bạn sẽ thuê lại phần đất đó. Nếu như không có sự chấp thuận của Công ty A mà bạn vẫn tiếp tục thực hiện dự án thì công trình bạn xây dựng sẽ được coi là công trình xây dựng trái phép và được xử lí theo quy định pháp luật. Theo quy định tại khoản 6 Điều 56 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì cơ quan có tách nhiệm rà soát việc sử dụng trái phép hành lang bảo vệ công trình là Ủy ban nhân dân các cấp với quy định như sau:
“Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm sau:
a) Phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình; ngăn chặn kịp thời các công trình xây dựng trái phép trên đất hành lang bảo vệ an toàn công trình; buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm;
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ an toàn công trình; phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình trong việc công bố mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình;
c) Trường hợp để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình tại địa phương thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải liên đới chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật”