Cô lập gây hậu quả nghiêm trọng. Truy cứu hành vi cô lập gây hậu quả nghiêm trọng. Cô lập người khác gây hậu quả nghiêm trọng xử lý thế nào?
Cô lập gây hậu quả nghiêm trọng. Truy cứu hành vi cô lập gây hậu quả nghiêm trọng. Cô lập người khác gây hậu quả nghiêm trọng xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có một người bạn thân tuy nhiên anh ấy là người cổ hủ và gia đình anh ấy cũng vậy. Gia đình anh ấy được một đứa con gái duy nhất và chúng tôi rất thân với nhau. Vì gia đình cổ hủ và lạc hậu nên con bé chỉ được chơi với những người được gia đình đồng ý. Có một lần con bé bị nhột ở nhà một mình trong căn phòng tối đến mấy ngày chỉ vì đi chơi với mấy bạn cùng lớp của con bé và sau đó con bé đã bị ảnh huowgr về tinh thần nặng nề. Tôi rất thương con bé nên tôi muốn hỏi Luật sư, hành vi của gia đình trên có vi phạm pháp luật không? Nếu có sẽ bị xử phạt như thế nào ạ? Tôi xin cả ơn!!!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tại khoản 1 điều 2 của Luật phòng chống bạo lực gia đình có quy định về những trường hợp được coi là bạo lực gia đình như sau:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Tại điều 52 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này.
Như vậy trong trường hợp của bạn thì hành vi của gia đình đó là hành vi bạo lực gia đình theo điểm c khoản 1 điều 2 của Luật phòng chống bạo lực gia đình và người thực hiện hành vi đó sẽ bị phạt tiền theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 52 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Và sau đó người thực hiện hành vi sẽ phải xin lỗi công khai nạn nhân khi có yêu cầu theo quy định tại khoản 4 điều 52 của Luật này.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.