Quy định về trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
1. Nội dung quy định của pháp luật về xác định trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại được dựa trên căn cứ hai khoản của Điều 623 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
- Khoản 2 Điều 623: “ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
- Khoản 4 điều 623:” Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại”.
Theo nội dung của hai khoản này ta có thể thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng đối với các chủ thể: Chủ sở hữu; người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ và người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ.
2. Những bất cập tồn tại trông quy định pháp luật
Trong khoản 1 điều 623 “Bộ luật dân sự 2015” có nêu:” Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định pháp luật” là một điều hợp lí, đây là quy định khuyến khích chủ sở hữu phải có trách nhiệm với tài sản của mình để tránh gây thiệt hại cho những người xung quanh. Thế nhưng còn những người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì sao, họ có cần phải tuân thủ những quy định trên không. Theo em thì họ cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định trên bởi những tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn những rủi ro mà con người khó lường trước được, do vậy kể cả những người không phải chủ sở hữu cũng cần phải tuân thủ quy định pháp luật về bảo quản, trông giữ… nguồn nguy hiểm cao độ.
Điều bất cập thứ hai trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại tồn tại trong khoản 2 Điều 623 “Bộ luật dân sự 2015” là: “Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Theo quy định này nghĩa là pháp luật cho phép chủ sở hữu rũ bỏ hoàn toàn trách nhiệm đối với thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, điều này là không hợp lí trong nhiều trường hợp. Nếu như trong trường hợp họ không biết và pháp luật không bắt buộc họ phải biết nhưng có thiệt hại xảy ra thì sao? Không thế bắt ép họ chịu hết trách nhiệm bồi thường được, như vậy mất đi tính công bằng của pháp luật. Do vậy mà theo em pháp luật cần phân ra những trường hợp cụ thể để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
c. Định hướng hoàn thiện
Thứ nhất, cần có thêm quy định về trách nhiệm bảo quản, trông giữ nguồn nguy hiểm cao độ của người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
Thứ hai, phân chia các trường hợp cụ thể để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
* Trường hợp 1: Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao tài sản theo nghĩa vụ lao động.
Trong trường hợp này nếu có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mặc dù khi xảy ra thiệt hại thì người lao động là người trực tiếp sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đó nhưng xét trong mối quan hệ lao động thì họ và nguồn nguy hiểm cao độ lại chịu sự quản lí, giám sát của chủ sở hữu đồng thời họ cũng lao động vì lợi ích của chủ sở hữu, điều đó giống như việc chủ sở hữu đang sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gián tiếp thông qua người lao động. Do vậy mà chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm thiệt hại do tài sản của mình gây ra.
Tuy nhiên, nếu như người lao động được chủ sở hữu giao nguồn nguy hiểm cao độ để thực hiện công việc thay mình nhưng khi có thiệt hại xảy ra không phải lúc người lao động thực hiện nghĩa vụ lao động thì họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
>>> Luật sư
* Trường hợp hai: Chủ sở hữu giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
Trong trường hợp này cần xác định trách nhiệm bồi thường trên hai phương diện:
- Nếu như người được chủ sở hữu giao chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã áp dụng mọi biện pháp bảo quản, trông giữ, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật mà vẫn có thiệt hại xảy ra thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về cả chủ sở hữu và người chiếm hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Điều này thể hiện tính nhân đạo và công bằng của pháp luật, bởi nguồn nguy hiểm gây thiệt hại là tài sản thuộc sở hữu của chủ sở hữu; hơn nữa người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà vẫn có thiệt hại xảy ra tức là họ không có lỗi. Do vậy mà giữa họ và chủ sở hữu cần có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
- Nếu như người được chủ sở hữu giao chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc bảo quản, trông giữ… thì sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
* Trường hợp ba: Nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
Đối với trường hợp này thì áp dụng giống với khoản 4 Điều 623 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:”Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại”.