Phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng dân sự. Phiên tòa sơ thẩm là hoạt động tố tụng điển hình, đặc trưng nhất của tố tụng dân sự
Trường hợp hòa giải không thành,
Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm có thể là một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân hoặc hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân tùy theo tính chất đơn giản hay phức tạp của việc tranh chấp.
Phiên tòa về nguyên tắc phải tiến hành công khai, liên tục, trực tiếp và bằng lời nói. Tố tụng đã chuyển từ xét hỏi sang tố tụng tranh luận. Các quyền tố tụng tại phiên tòa, đặc biệt là quyền yêu cầu, trình bày và tranh luận được bảo đảm tối đa. Mọi phán quyết của Hội đồng xét xử chỉ được phép dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Điều này thể hiện sự dân chủ, công minh, khách quan của hoạt động tố tụng, hạn chế các can thiệp bên ngoài. Tố tụng hiện hành của tòa án đã được cải cách đáng kể theo hướng tiến bộ và phù hợp thông lệ chung của các nước.
Khi tòa án mở phiên tòa để xét xử tất cả những người tham gia tố tụng phải được triệu tập tham gia phiên tòa, gồm có: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định và người phiên dịch. Ngoài ra Viện kiểm sát cử kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Phiên tòa sơ thẩm được tiến hành với các thủ tục sau: Chuẩn bị khai mạc phiên tòa sơ thẩm, thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm, thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm.
Hỏi tại phiên tòa là một trong những hoạt động tố tụng đặc trưng của tòa án. Mục đích của việc hỏi là để Hội đồng xét xử xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án trước khi quyết định. Việc hỏi tại phiên tòa cũng nhằm mục đích đảm bảo tính công khai của việc xét xử vụ án lao động và đây là một trong những nguyên tắc quan trọng về hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tố tụng giải quyết tranh chấp lao động cá nhân nói riêng.
Căn cứ vào nguyên tắc tự định đoạt của đương sự, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định trước khi hỏi về nội dung vụ án chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về các vấn đề sau:
Sau khi chủ tọa thực hiện các hoạt động nghiệp vụ cần thiết trên và các đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu thì Hội đồng xét xử bắt đầu xét xử bằng việc nghe các bên đương sự trình bày về các yêu cầu, các căn cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Tại phiên tòa, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cùng song hành tham gia tố tụng, cả hai cùng có quyền bổ sung chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị của đương sự.
Sau khi Hội đồng xét xử nghe xong lời trình bày của các đương sự, việc hỏi từng người về từng vấn đề của vụ án được tiến hành ngay. Cũng trong quá trình này, Hội đồng xét xử sẽ tiến hành xem xét các vật chứng, công bố các tài liệu của vụ án nếu thấy cần thiết.
Kết thúc phần xét hỏi, Hội đồng xét xử điều khiển việc tranh luận tại phiên tòa. Tranh luận tại phiên tòa là hoạt động trung tâm của phiên tòa, bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án. Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định mở rộng quyền tranh luận của đương sự, để cao vai trò chủ động của đương sự trong việc tranh luận tại phiên tòa. Bộ luật Tố tụng dân sự đã dành hẳn một mục với bốn điều luật, từ Điều 232 đến Điều 235 quy định về hoạt động tranh luận tại phiên tòa.
>>> Luật sư
Trên cơ sở kết quả của việc hỏi và tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để thảo luận quyết định các vấn đề của vụ án.
Sau khi nghị án, chủ tọa phiên tòa sẽ công bố toàn văn bản án và giải thích cho đương sự biết quyền kháng cáo và nghĩa vụ chấp hành bản án (khi bản án có hiệu lực pháp luật). Riêng các quyết định về tiền lương, tiền bồi thường, trợ cấp do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động hoặc buộc thực hiện hành.