Chứng cứ được quy định trong tố tụng hình sự như thế nào? Ý nghĩa của chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án.
Chứng cứ được quy định trong tố tụng hình sự như thế nào? Ý nghĩa của chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án.
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát,
1. Thuộc tính của chứng cứ
– Tính khách quan: là những tài liệu, sự kiện có thật, phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án đã xảy ra, không bị xuyên tạc, bóp méo theo ý chí chủ quan của con người.
+ Tính khách quan đòi hỏi bản thân các nguồn thông tin này phải có thật, không phụ thuộc vào khả năng con người có nhận biết chúng hay không.
+ Tính khách quan còn thể hiện ở chỗ những gì là suy đoán, tưởng tượng, không có thật thì không phải là chứng cứ. Tính khách quan bắt đầu từ thời điểm chứng cứ được sinh ra.
– Tính liên quan: thể hiện ở mối liên hệ khách quan cơ bản của chứng cứ với sự kiện cần chứng minh.
+ Những gì có thật phải có mối liên hệ khách quan với những sự kiện cần phải chứng minh trong vụ án hình sự.
+ Chứng cứ phải là cơ sở để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự, có mối quan hệ nội tại với những tình tiết, nội dung của vụ án. Nếu những gì tồn tại khách quan nhưng không liên quan đến vụ án thì không phải là chứng cứ.
– Tính hợp pháp: thể hiện ở chỗ chứng cứ phải được rút ra từ những phương tiện chứng minh và được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.Tính hợp pháp được xác định nhằm đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ.
Những gì được coi là chứng cứ phải thỏa mãn đầy đủ ba thuộc tính trên. Nếu xét mối quan hệ nội tại giữa các thuộc tính của chứng cứ thì tính khách quan và tính liên quan là nội dung của chứng cứ còn tính hợp pháp là hình thức của chứng cứ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Phân loại chứng cứ
Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp.
Chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại, thuật lại.
Chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội.
Chứng cứ vật thể và chứng cứ phi vật thể.
3. Ý nghĩa của chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án
– Là cơ sở duy nhất, là phương tiện duy nhất để chứng minh trong vụ án hình sự:
Khi giải quyết vụ án hình sự, trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng, cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án cần xác minh những sự việc có liên quan đến tội phạm đang được tiến hành xem xét, cần phải khẳng định được rằng tội phạm đã xảy ra, xác định được người cụ thể đã thực hiện tội phạm và họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện. Tất cả các sự kiện và tình tiết của vụ án phải phù hợp với hiện thực khách quan. Để làm được điều đó, cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa vào chứng cứ. Thông qua chứng cứ, kiểm sát viên thực hành quyền công tố trước toà án đưa ra lời buộc tội đối với bị cáo, còn người bào chữa và thân chủ của họ có thể bác bỏ lời buộc tội hoặc đưa ra những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo.
– Việc nghiên cứu, xác định các sự kiện, tình tiết của vụ án được tiến hành trên cơ sở của các chứng cứ và chỉ bằng cách dựa vào các chứng cứ mới làm sáng tỏ được những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự.
– Thông qua việc phát hiện chứng cứ, xem xét và ghi nhận chứng cứ về mặt tố tụng, kiểm tra tính xác thực của chứng cứ, đánh giá chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng có thể nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các tình tiết của vụ án, xác định sự phù hợp của chúng với hiện thực từ đó tìm ra chân lý khách quan.
– Quá trình chứng minh thực chất và nói chung là quá trình giải quyết chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng hình sự đều được mở ra và kết thúc từ vấn đề chứng cứ, xuất phát từ chứng cứ.