Quyết định hành chính là gì? Miễn trách nhiệm hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước? Các trường hợp cá nhân được miễn trách nhiệm hành chính?
Hiện nay, theo như quy định của pháp luật hành chính hiện hành thì hoạt động của các cá nhân có thẩm quyền nhằm xác định hành vi vi phạm hành chính đối với những các nhân có hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước để áp dụng các hình thức xử phạt và các biện pháp cưỡng chế khác do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi nhưng trong một số trường hợp thì pháp luật cũng quy định về việc miễn trách nhiệm hành vi vi phạm. Vậy miễn trách nhiệm hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:
Luật sư
1. Quyết định hành chính là gì?
Theo Từ điển Luật Học: “Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân nhà nước được Nhà nước trao quyền thực hiện trên cơ sở luật và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách”.
Ngoài ra, biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lý hành chính trước một tình huống đang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý hành chính Nhà nước trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà nước theo thẩm quyền do luật định cũng được quy định là quyết định hành chính dưới góc độ của pháp luật hành chính.
Dựa theo những quy định của pháp luật hành chính hiện hành mà việc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình ban hành quyết định hành chính được xem là nhiệm vụ mà cơ quan có thẩm quyền nhằm định ra chính sách, quy định, sửa đổi hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định. Như vậy, quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định.
2. Miễn trách nhiệm hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước
Miễn trách nhiệm chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Nếu như các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì sẽ không được áp dụng miễn trách nhiệm. Quyết định của cơ quan nhà nước phải làm phát sinh nghĩa vụ của bên vi phạm, tức là phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nào đó dẫn tới hành vi vi phạm hợp đồng.
Việc miễn trách nhiệm được áp dụng khi “hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng” rất khó hiểu và khó áp dụng.
Trước hết, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là cơ quan nào, cấp nào? Cơ quan có thẩm quyền đó ban hành văn bản pháp luật nhằm mục đích gì? Mặt khác, “các bên” ở trong trường hợp này có nghĩa là cả bên vi phạm và bên bị vi phạm, thế nhưng việc không thể biết quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn đến vi phạm hợp đồng chỉ có ý nghĩa đối với bên vi phạm hợp đồng, từ đó khẳng định bên vi phạm hợp đồng không có “lỗi”. Việc bên bị vi phạm có biết hay không thì về bản chất không ảnh hưởng gì đến thái độ của bên vi phạm hợp đồng.
Giả sử bên bị vi phạm hợp đồng khi ký hợp đồng biết trước có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chắc chắn dẫn đến việc vi phạm hợp đồng và cứ ký hợp đồng trong khi bên vi phạm hợp đồng không hề biết. Vậy khi có hành vi vi phạm hợp đồng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước, bên vi phạm hợp đồng có được miễn trách nhiệm hay không khi bên bị vi phạm chứng minh được mình biết trước quyết định đó?
Thêm vào nữa, hiểu thế nào là “không thể biết” để từ đó được miễn trách nhiệm đối với trường hợp này cũng còn quá chung chung. Việc biết sự tồn tại của quyết định của cơ quan nhà nước có buộc phải theo một “kênh chính thống” hay có thể biết bằng nhiều cách khác nhau? Cơ quan quản lý nhà nước có phải
3. Các trường hợp cá nhân được miễn trách nhiệm hành chính
Trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà cá nhân phải gánh chịu khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Cá nhân không phải chịu trách nhiệm hành chính nếu thuộc một trong các trường hợp khi cá nhân không đáp ứng đủ điều kiện để trở thành chủ thể vi phạm hành chính, hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm nhưng thuộc các trường hợp sau: hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất ngờ, do sự kiện bất khả kháng, do phòng vệ chính đáng. Cụ thể:
Trường hợp 1. Cá nhân không đáp ứng đủ điều kiện để trở thành chủ thể vi phạm hành chính, thì trước tiên cần hiểu như thế nào là trách nhiệm hành chính. Hình thức trách nhiệm pháp lí đặt ra đối với chủ thể vi phạm hành chính dưới quy định của pháp luật thì là trách nhiệm hành chính. Đối với cá nhân nói riêng để trở thành chủ thể vi phạm hành chính thì phải có những điều kiện nhất định sau:
Thứ nhất, cá nhân phải có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật bao gồm điều kiện về độ tuổi và khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi. Theo đó, cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý; Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, cá nhân phải không bị mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi.
Thứ hai, đối với cá nhân là người nước ngoài thì có thể là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia không có quy định khác.
Thứ ba, Để đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm và vi phạm hành chính có thể dựa vào những căn cứ sau đây: mức độ gây thiệt hại cho xã hội; Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm; Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần. Do đó, hành vi vi phạm của cá nhân có mức độ nguy hiểm cho xã hội chưa đến mức cấu thành tội phạm theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam thì theo như quy định của pháp luật hiện hành sẽ được miễn trách nhiệm hành chính.
Thứ tư, Trách nhiệm hành chính sẽ không được đặt ra đối với cá nhân vi phạm hành chính trong trường hợp đã hết thời hiệu xử phạt. Do đó, khi hành vi vi phạm của cá nhân chưa hết thời hiệu xử phạt theo quy định của pháp luật thì sẽ không được miễn trách nhiệm hành chính.
Như vậy, cá nhân sẽ không phải chịu trách nhiệm hành chính nếu không thỏa mãn các điều kiện năng lực chịu trách nhiệm hành chính, hành vi vi phạm của cá nhân mức độ nguy hiểm cho xã hội chưa đến mức cấu thành tội phạm và quy định về thời hiệu xử phạt theo quy định của pháp luật hành chính.
Trường hợp 2. Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính căn cứ dựa theo quy định tại Điều 6
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, ….và những hành vi hành chính khác được quy định tại
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
– Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã kết thúc và vi phạm hành chính đang được thực hiện theo như quy định là khác nhau, cụ thể: Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Còn đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, trong thời gian nêu trên mà cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Trường hợp 3. Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm nhưng thuộc các trường hợp sau
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết. Thì tình thế cấp thiết ở đây được biết đến là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ là người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.